Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. a) A
b) (1) hình ảnh, liên tưởng
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
(2) Vàng
(3) chân trời
(1)Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ của ”người con xa sứ“ có những nét rất riêng , đó là gì ?
Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?
Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?
Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
Chúc bạn học tốt !!!
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!
Câu chuyện kể về cuộc chia tay của Thành và Thủy.Vì bố mẹ chia tay nhau nên hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay.Thành ở lại với bố còn Thủy về quê ngoại với mẹ .Trước khi chia tay ,hai anh em chia đồ chơi.Thủy đau đớn khi chia tay thầy cô và các bạn .Trước khi trèo lên xe ,Thủy chạy vào nhà đặt hai con búp bê ở lại và dặn anh không bao giờ để chúng cách xa nhau.
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
a, tôi --> con cò ( dựa vào 2 câu nói trên để phân biệt )
b, tôi --> Thành ( dựa vào xác định nhân vật để biết )
DÀN Ý
I- MỞ BÀI:
- Học tập là nhiệm vụ của mỗi người. Không những học trong sách vở nhà trường… mà còn phải học thêm bên ngoài xã hội nữa.
- Dẫn câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
- Đây là một bài học về cách sống ở đời.
II- THÂN BÀI:
l) Giải thích:
Nghĩa đen: “Đi” là đi đây, đi đó, có nghĩa rộng là tham gia nhiều hoạt động khác trong xã hội. “Sàng khôn"', nhiều tri thức, mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn… Nếu ta rời khỏi nhà thì ta sẽ hiểu biết thêm nhiều cái hay, cái lạ mà từ lâu ta chưa biết đến.
- Nghĩa bóng: Chỉ có bên ngoài xã hội đa dạng, phong phú mới giúp ta học hỏi nhiều điều, giúp ta trở thành con người biết cách sống đúng đắn. Câu tục ngữ khuyên ta nên học hỏi thêm ở ngoài đời.
2) Tại sao ta phải học hỏi thêm ở ngoài xã hội?
- Con người dù có thông minh đến đâu thì sự hiểu biết cũng có giới hạn.Muốn phát huy trí thông minh đó thì con người phải học hỏi, phải tìm tòi tri thức.
- Học hỏi tìm tòi tri thức ở đâu? Gia đình, nhà trường, sách vở… đã dạy rất nhiều, thế nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy, giáo huấn là cách bổ sung tri thức cho thêm phong phú, đó là chỉ nghe mà chưa thấy. Nếu đã “nghe” và được “thấy” thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Chỉ có xã hội là nơi để ta thử nghiệm lại những hiểu biết mà ta đã học. Bởi xã hội là một môi trường lớn đầy đủ mọi thành phần, mọi cách sống, mọi số phận, cái xấu cái tốt lẫn lộn. Khi ta đã “đi” vào môi trường xã hội tất nhiên ta có dịp tìm hiểu, thu thập và sẽ mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn của ta hơn. Tiếp xúc thực tế xã hội giúp ta phân biệt cái đúng sai, tốt xấu. Qua nhiều thất bại, thử thách làm ta trở nên chín chắn, “khôn” hơn, ta sẽ không còn bỡ ngỡ, lạc lõng khi vào đời.
- Học “khôn” tức là ta phải biết chọn lọc, tiếp nhận cái tốt và gạt bỏ cái xấu trong xã hội. Như vậy tức là ta đã biết sống. Và xã hội là nhà trường lớn cung cấp cho ta vốn sống ấy, là nơi để ta thực nghiệm, là nơi để ta học “khôn”.
III- KẾT BÀI:
- Câu tục ngữ là một lời khuyên dạy giúp ta rèn luyện nhân cách, biết mở mang tầm hiểu biết để vừa có tri thức vừa sống cao đẹp.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.
Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống
Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật: - Công cha như núi ngất trời... - Chiều chiều ra đứng ngố sau... - Ngó lên nuộc lạt mái nhà... - Anh em nào phải người xa... Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế ? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng : đây là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác. Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4. Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông. Núi cao hiển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời : núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông : biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta. Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc : nâng đỡ, phủ : vuốt ve, súc : cho bú, trưởng : nuôi lớn, dục : dạy dỗ, cố : trông nom, phục : theo dõi, phúc : che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức. Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như : Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. Hoặc : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra... Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất. Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết. Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể : Yên nhau như thể tay chân, Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy. Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người... Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
chủ đề học tập bạn ơi !!!!!!!