K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật? A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho...
Đọc tiếp

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng

Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể

Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình

A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein

B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein

C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim

D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein

Câu 4: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

A. Protein, vitamin

B. Axit amin, polisaccarit

C. Lipit, chất khoáng

D. Vitamin, axit amin

Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Câu 6: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để

A. Tiêu diệt các vi sinh vật

B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật

C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 7: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Câu 8: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để

A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 9: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?

A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp

B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp

C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp

D. Cả A, B và C

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính

B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

D. Cả A và B

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp

B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic

C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật

D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật

Câu 12: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật

B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật

C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được

D. Cả A, B và C

Câu 13: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?

A. Axit

B. Kiềm

C. Trung tính

D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường

Câu 14: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?

A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật

B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A và C

1
21 tháng 4 2019

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng

Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể

Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình

A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein

B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein

C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim

D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein

Câu 4: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

A. Protein, vitamin

B. Axit amin, polisaccarit

C. Lipit, chất khoáng

D. Vitamin, axit amin

Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Câu 6: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để

A. Tiêu diệt các vi sinh vật

B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật

C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 7: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Câu 8: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để

A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Câu 9: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?

A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp

B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp

C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp

D. Cả A, B và C

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính

B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

D. Cả A và B

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp

B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic

C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật

D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật

Câu 12: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật

B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật

C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được

D. Cả A, B và C

Câu 13: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?

A. Axit

B. Kiềm

C. Trung tính

D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường

Câu 14: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?

A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật

B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A và C

17 tháng 12 2017

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.

14 tháng 12 2016

1, 2 * Hiện tượng:

Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên => Vỡ Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào

* Giải thích:

- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.

3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.

4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng

12 tháng 12 2016

=))))

1 tháng 10 2016

Câu 1. Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3. a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P0- 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5

Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.

b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn

6 tháng 2 2023

Màng sinh chất của nguyên sinh vật sống trong môi trường nước ngọt không bị vỡ khi có lượng nước đi vào trong tế bào do có các không bào co bóp làm nhiệm vụ như những chiếc bơm, bơm nước ra khỏi tế bào khi tế bào bị hấp thụ quá nhiều nước.

2 tháng 5 2022

Trong quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục số lượng tế bào vsv tăng nhanh nhất ở pha nào?

- Ở pha lũy thừa (pha log)

Tại sao?

- Vì ở pha lũy thừa, vi khuẩn sẽ sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tb trong quần thể vi sinh vật sẽ tăng lên nhanh chóng

- Ở các pha còn lại : + Pha tiềm năng là lúc đang phân giải cơ chất, vi khuẩn đang thích nghi vs môi trường nên không tăng

                                + Pha cân bằng là lúc số lượng tb đạt mức cực đại không tăng lên nữa, thay vào đó được cân bằng nhờ số tb chết đi và số tb còn lại

                                 + Pha suy vong là lúc tb trong quần thể chết đi do thiếu hụt chất dinh dưỡng, ...... nên không tăng

22 tháng 3 2023

- Sự khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục

- Giải thích có sự khác biệt đó: do bản chất của 2 kiểu nuôi cấy

+ Nuôi cấy không liên tục – môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất, sự sinh trưởng của vi khuẩn bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Nuôi cấy liên tục: trong môi trường nuôi cấy liên tục thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất, vi sinh vật không cần pha tiềm phát do đã có sẵn enzyme để thích ứng với nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thêm, và không có sự suy vong.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100°C mà protein của chúng không bị biến tính, do protein của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao.

20 tháng 2 2019

Đáp án: D