Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bàn về đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
- Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả
Câu hỏi 1. Vân đồ nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Nội dung văn bản được triển khai qua các luận điểm sau đây:
+ Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ợ Học vấn... phút hiện thế giới mới").
+ Các khó khăn, mồi nguy hại dỗ gặp của việc đọc sách trong tinh hình hiện nay ở Lịch sử... tự tiêu hao lực lượng").
+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả (phần còn lại).
Câu hỏi 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sông của con người. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, thành tựu của con người về nhiều mặt, được tích luỳ trong suốt quá trình phát triển lịch sử; là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đọc sách là con đường tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) để con người trau dồi học vấn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tri thức. Đọc sách có ý nghĩa lđn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Đọc sách là cách tích lũy, tiếp thu, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại; là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để con người lao động, học tập, sáng tạo, khám phá và chinh phục thế giới.
Câu hỏi 3. Muốn tích luỳ học vân, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
- Trong tình hình hiện nay, sách in ra ngày càng nhiều, do đó việc đọc sách cũng ngày càng không dỗ. Con người dễ bối rối trước lượng sách khổng lồ và quỹ thời gian không nhiều dành cho đọc sách. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng ít nhất hai nguy hại thường gặp:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống", không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều dỗ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không thật có ích.
- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Lựa chọn bằng cách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyền môn, chuyên sâu của minh.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cùng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gùi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định đúng đắn rằng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác", vì thế "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
Câu hỏi 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Tác giả bài viết khi bàn về phương pháp đọc sách cho rằng điểm quan trọng là phải biết lựa chọn sách để đọc.
Lời bàn cụ thể và dễ hiểu:
- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy nghĩ, "trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào cùng đọc, đọc theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Tác giả cho rằng đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là việc rèn luyện tính cách, học làm người.
Câu hỏi 5. Bài viết Bùn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu lố cơ bản sau đây:
- Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hựp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.
3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Trả lời:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
5. Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Trả lời:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.
HS viết thành bài văn đảm bảo được các ý chính sau :
- Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý vừa thấu tình
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý.
- Sự kết hợp giữa lí lẽ, nhận định với kinh nghiệm, dẫn chứng thực tế.
- Giọng điệu của tác giả cùng cách viết giàu hình ảnh (đặc biệt là lối ví von thật cụ thể và thú vị).
⇒ Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao.
- Trình bày thu hoạch của mình về cách khẳng định, triển khai luận điểm trong một bài văn nghị luận (làm thế nào để luận điểm được nổi bật, được giải thích, chứng minh rõ ràng và giàu tính thuyết phục hấp dẫn).
b, Luận điểm của bài
- Tấm lòng yêu đời, tinh thần trách nhiệm với công việc
- Sự hiếu khách, tận tình với mọi người
- Sự khiêm tốn
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
1. Vấn đề nghị luận : Bàn về việc đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả.
2. Những luận điểm tác giả đã xây dựng :
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách
+ Khó khăn khi đọc sách
+ Phương pháp đọc sách tích cực, hiệu quả
Tham khảo:
Trong nhật ký của mình Đặng Thùy Trâm đã viết “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng biệt, thế nhưng cho dù ra sao thì mỗi người chắc hẳn đều phải có những khó khăn, bất hạnh nghiệt ngã trong cuộc đời. Nó đòi hỏi con người phải vượt qua bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Câu chuyện “ốc sên” đã đưa đến cho mỗi người triết lý đó một cách tự nhiên, giản dị và đời thường.
Từ xưa ông cha ta đã dạy con người qua các bài ca dao, tục ngữ, các bài ngụ ý, các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Và những điều đó vẫn được người đời nay vận dụng để răn dạy chính con người.
Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.
Con người sinh ra trên thế giới chính là một thành phần riêng biệt, có mục đích, ý nghĩ và con đường riêng khác nhau. Họ phải bước trên con đường họ chọn và dĩ nhiên con đường nào cũng đầy gian nan, thử thách. Nếu con người dũng cảm bước bằng đôi chân của mình, suy nghĩ bằng khối óc của mình, thì những khó khăn dần sẽ được thu hẹp. Chính vì vậy con đường về đích sẽ được rút ngắn hơn. Ngược lại, nếu cuộc sống là sự nhút nhát, sợ sệt không dám đối mặt với khó khăn, thử thách bằng chính sức mình, thì đó mãi mãi là sự phụ thuộc. Con người sinh ra ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, thành công, thế nhưng để đạt được điều đó mà không có sự cố gắng vươn lên, thì mãi mãi đó chỉ là mong ước. Vượt qua khó khăn là điều tất yếu để mỗi người đạt được thứ mình cần. Không con đường nào là con đường trải hoa hồng, trái thảm đỏ, mà chỉ có những con đường khi về đích gót chân đã rỉ máu, do bị đinh cắm, gai đâm. Và con đường duy nhất đó mới là con đường dẫn đến hạnh phúc và thành công. Chỉ có những người dám bước đi trên con đường đó mới là con người của sự trưởng thành.
Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước
- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước
- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tôi không bao giờ tin vào những lời nói kiểu như "tiền nhiều để làm gì?", "tiền có mang lại hạnh phúc hay không?" hoặc "sống không cần tiền"... Nếu không từng bôn ba, thành - bại vì tiền, họ sẽ không đủ cảm xúc để phán những câu kiểu như vậy.
Không thể phủ nhận chuyện cuộc sống vẫn còn có những giá trị mà chưa chắc tiền bạc chen chân vào được. Tuy nhiên, gom tất cả điều đó mà phán bằng những câu hỏi tu từ về tiền bạc kiểu như trên, thì không ổn.
Khi đặt câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?", không biết ông chủ cà phê Trung Nguyên còn nhớ câu chuyện ông từng bộc bạch trên một tờ báo về thời ông còn tay trắng, người thân mổ ruột thừa nhưng ông không có nổi 2 triệu để lo viện phí. Chính điều này đã hình thành nên động cơ để ông phải làm giàu.
Đây là câu chuyện đẹp dành cho những người muốn sống có ích. Trong một khoảnh khắc hay hoàn cảnh nào đó, chẳng có điều gì cũng như chẳng có lời "chân lý" nào đủ mạnh để mang lại hạnh phúc bằng việc có tiền, khi bạn đang rất cần.
Một xã hội dù có văn minh hay chậm phát triển như thế nào đi nữa, luôn cần phải có tiền để phát triển. Con người cũng vậy. Lúc mà bạn đang thuyết giáo về những vấn đề kiểu như "tiền bạc có phải là mục tiêu của cuộc sống hay không", bạn hãy nhớ về thời khắc mà bạn khát tiền nhất.
Tôi tin, không ai có thể phủ nhận được sức mạnh cũng như tầm quan trọng của tiền bạc. Và không ai có thể sống mà không cần tiền, dù là cách này hay cách khác. Bạn không thể chinh phục một cô gái nếu rỗng túi. Bạn không thể chủ động giành lại cuộc sống cho người thân nếu trong người chẳng có xu nào.
Thậm chí khi ly hôn, bạn muốn giữ lại những gì mình xứng đáng được hưởng như phần tài chính nào đó, cũng chẳng có gì sai, vì tiền bạc phải minh bạch.
Tôi cũng hiểu rằng, sức mạnh của tiền bạc là vô biên, có thể mua mọi thứ, ngay cả tình yêu. Nhưng tôi vẫn luôn tin vào những giá trị khác có thể chiến thắng được sức mạnh của vật chất, dù giá trị đó không hề phủ nhận tầm quan trọng của tiền bạc.
Chỉ tuần rồi thôi, dư luận cảm thấy ấm áp khi cô lao công ở bệnh viện Chợ Rẫy nhặt được hơn một trăm triệu đồng, và cô trả lại cho người mất ngay tại bệnh viện, hay vợ chồng một anh công nhân ở Bình Định đã phải nhờ đến bạn đọc hỗ trợ để cứu con mình lúc ngặt nghèo nhất.
Dù con của anh chị vẫn phải tiếp tục điều trị, anh chị đã dùng hết số tiền tiếp theo mà bạn đọc gửi về để chia sẻ cho hoàn cảnh những ca cấp cứu khác, còn anh chị lại tiếp tục đi làm công nhân để tự lo cho con…
Trong yêu đương cũng vậy. Dù tiền có thể mua được cái gọi là tình yêu, bạn hẳn cũng từng chứng kiến có những người từ chối danh vọng, vật chất từ người khác để được về với tình yêu của mình. Tiền mua được yêu đương, nhưng tâm trạng khi yêu thì tiền đâu mua được.
Cái gì mua được bằng tiền, thì đều rẻ tiền. Hiểu được điều đó, chúng ta mới biết trân trọng mà ấm áp hơn trước một suy nghĩ, nghĩa cử, hành động xuất phát từ bản chất tình thương, bất chấp tiền bạc. Điều này mới tạo ra hạnh phúc.
Tiền quan trọng vì nó có thể tạo ra hạnh phúc, nhưng không phải hạnh phúc nào cũng được tạo ra bởi bản chất của tiền bạc.
● Vấn đề nghị luận của bài viết: ý nghĩa của việc đọc sách và các phương pháp đọc sách hiệu quả.
● Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm là một trong những tác phẩm chính luận tiêu biểu của ông. Tác phẩm được in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” tại Bắc Kinh năm 1995 và được nhà văn Trần Đình Sử dịch ra tiếng Việt.
- Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách
- Luận điểm :
+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
→ Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
→ Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
→ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
→ Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng
+ Bàn về phương pháp đọc sách
→ Cách chọn sách
→ Cách đọc sách