Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:
A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô
C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng
Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:
A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.
B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.
C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.
D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.
Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:
A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên
Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:
A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể
Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2
C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2
Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:
A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt
B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.
D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C
Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:
A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:
A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.
C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.
Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:
A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin
Câu 10: Tá tràng là nơi:
A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non
C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già
Câu 10: Môn vị là:
A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy
C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. B
Câu 6. D
Câu 7. C
Câu 8. C
Câu 9. C
Câu 10. A
Câu 11. C
* Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố: - Thần kinh: Tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn. - Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn. - Lực co cơ. - Khả nãng dẻo dai bền bỉ: Làm việc lâu mỏi. * Sự luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích của cơ (người có thân thể cường tráng), tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó, năng suất lao động cao. Việc luyện tập thường xuyên không chỉ làm cơ thể phát triển mà còn làm cho xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối, làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, làm cho tinh thần sảng khoái. * Để đảm bảo việc rèn luyện cơ có kết quả, với học sinh cần: thường xuyôn tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, tham gia các mồn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng chuyền, bóng bàn, bắn cung... một cách vừa sức. Đồng thời, có thể tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực.
- Khả năng co cơ phụ thuộc vào các yếu tố: Trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động, khối lượng vật
- Mọi vận đọng thể dục thể thao đều là sự luyện tập cơ
- Luyện tập thường xuyên dẫn tới: Tăng thể tích bắp cơ, tăng lực co cơ, tinh thần sảng khoái, năng suất lao động cao
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lao động vừa sức để có kết quả tốt nhất
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).
Đáp án C
Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ sự co bóp của cơ vòng môn vị và các cơ dạ dày
Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào…
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.
Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào...
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.
Đáp án C
Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo