K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam, tỉnh nào của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có GDP bình quân đầu người cao nhất năm 2007?
A, Kiên Giang
B, Đồng Tháp
C, Cần Thơ
D, Cà Mau

27 tháng 8 2018

-Vị trí địa lí: Thành phố cần Thơ cách Thành ph Hồ Chí Minh không xa về phía tây nam, khoảng 200km. Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ sẽ ni liền Thành ph Hồ Chí Minh vi các tnh miền Tây Nam Bộ

-Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng; Đại học cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nht đi vi Đồng bằng sông Cửu Long

-Cảng Cần Thơ vừa là cng nội địa vừa là cng cửa ngõ của Tiểu vùng Mê Công

-Hiện nay thành ph Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, với s dân hơn 1 triệu người (năm 2003).

27 tháng 6 2018

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa

B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng

C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển

Đáp án là B

6 tháng 2 2016

a) Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long

* Thế mạnh :

- Diện tích rộng lớn với nhiều loại đất, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, giao thông...

- Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là rừng (rừng ngập mặn, rừng chàm), và cá, chim....

- Các thế mạnh khác : nguồn lợi hải sản, khoáng sản (than bùn, đá vôi, dầu khí...)

* Hạn chế :

- Mùa khô kéo dài (từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau), nước mặn xâm ngập sâu vào đất liền, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn; một vài loại đất thiếu dinh dưỡng. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

b) Vấn đề quan trọng hàng đầy trong việc sử dụng hợp lí, cải tạo tự nhiên và giải thích

- Vấn đề quan trọng hàng đầy ở đây là thủy lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô.

- Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

6 tháng 2 2016

Em mà học giỏi đến thế cơ à . Em chỉ là lớp 6 .

1 tháng 6 2016

-  Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

-   Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

1 tháng 6 2016

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 9, 49, 14B và 24 nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tư từ bên ngoài.

13 tháng 2 2016

a) Kể tên (Đồng bằng sông Cửu Long)

- Các nhà máy nhiệt điện : Trà Nóc (Cần Thơ), Cà Mau

- Các vườn quốc gia : Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( Cà Mau), Mũi Cà Mau ( Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang). Khu dự trữ sinh quyển : Kiên Giang, Mũi Cà Mau

- Các mỏ khoáng sản :

    + Sét, Cao lanh : Hà Tiên (Kiên Giang)

    + Đá vôi xi măng : Kiên Lương (Kiên Giang)

    + Than bùn : U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( (Cà Mau)

    + Đá Axit : Thốt Nốt ( Cần Thơ), Rạch Giá ( Kiên Giang)

    + Dầu mỏ : ở thềm lục địa (mỏ dầu Cái Nước - Bunga Kêkoa)

- Các cửa khẩu quốc tế : Dinh Bà, Vĩnh Xương (Đồng Tháp), Tịnh Biên (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang)

- Các cảng sông : Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh; cảng biển : Kiên Lương (Kiên Giang); sân bay : Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc...

- Các lễ hội truyền thống : Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang). lễ hội Ooc Om Bóc (Sóc Trăng); thắng cảnh : Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau ; Bãi tắm nổi tiếng : Bãi Khem ở Phú Quốc (Kiên Giang)

b) Các trung tâm công nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long

1. Cần Thơ : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, luyện kim đen, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng

2. Cà Mau : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng

3. Tân An : Quy mô nhỏ, dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.

4. Mỹ Tho : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử

5. Long Xuyên : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.

6. Rạch Giá : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, đóng tàu

7. Kiên Lương : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

8. Sóc Trăng : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng

 

1 tháng 6 2016

a)  Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

-  Điểm khác nhau nổi bật:

*   Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

*   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

*  Vùng  kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

-  Điểm khác nhau:

*   Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

*   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

*  Vùng  kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

 

5 tháng 5 2017

Hướng dẫn: SGK/189, địa lí 12 cơ bản.

 

Chọn: A.

6 tháng 2 2016

Thôi câu này em chịu thua 

6 tháng 2 2016

a) Kể tên 

- 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ : Bến Én(Thanh Hóa), Vũ Quang (Hà Tĩnh)

- 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : Sa Pa, Hồ Thác Bà

- 2 nguồn nước khoáng ở Duyên hải miền Nam Trung Bộ : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)

- 2 lễ hội truyền thống ở Đồng Bằng sông Cửu Long : Bà Chúa Xứ (An Giang), Ooc Om Bóc ( Sóc Trăng)

b) Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long

- Thế mạnh tự nhiên : 

   + Thuận lợi cho việc khai thác (tài nguyên thủy sản, môi trường khai thác )

   + Thuận lợi cho việc nuôi trồng ( diện tích mặt nước, môi trường nuôi trồng, con giống....)

- Thế mạnh kinh tế - xã hội :

   + Thuận lợi về lao động, thị trường (diễn giải )

   + Thuận lợi về cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác