Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2:
Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3:
a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P04 - 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5
Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.
* Thí nghiệm 1:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).
* Thí nghiệm 2:
- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi.
* Thí nghiệm 3:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3
P thuần chủng: lông đen, dài x lông trắng, ngắn
F1: toàn lông đen, ngắn => tính trạng lông đen, ngắn trội hoàn toàn so với lông trắng, dài
Do 2 tính trạng màu sắc, chiều dài lông của chuột di truyền độc lập với nhau => theo quy luật phân ly độc lập của Menđen:
Tỉ lệ KH ở F2 là (3 lông đen :1 lông trắng)(3 lông ngắn : 1 lông dài) = 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài.
- Tế bào ở pha G1 = 6.109 cặp nuclêôtit
- Tế bào ở pha G2 = 12.109 cặp nuclêôtit
- Tế bào nơron = 6.109 cặp nuclêôtit
- Tinh trùng = 3.109 cặp nuclêôtit
Theo bài ra ta có: Đây là phép lai hai tính trạng, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định,di truyền phân li độc lập. P dị hợp 2 cặp gen,có kiểu hình hoa kép, màu đỏ nên có thể quy ước gen: A = hoa kép, a = hoa đơn; B = hoa đỏ, b = hoa trắng. Kiểu gen của P là AaBb.
- Xét phép lai giữa cây P và cây thứ 1:
F1 có: Hoa kép: Hoa đơn = 3 : 1 --> Phép lai của cặp tính trạng hình dạng hoa: (P) Aa x Aa (Cây 1)
Hoa đỏ : Hoa trắng = \(\)1 : 1 --> Phép lai của cặp tính trạng màu sắc hoa: (P) Bb x bb (Cây 1)
(Nếu đề bài chưa cho là Di truyền độc lập ta có thể biện luận: Xét sự di truyền chung của 2 cặp tính trạng: (3 kép : 1 đơn) x (1 đỏ : 1 trắng) = 3 kép, đỏ : 3 kép, trắng : 1 đơn, đỏ : 1 đơn, trắng -->giống với đề bài --> Các dặp tính trạng di truyền phân li độc lập).
Cây thứ nhất có kiểu gen Aabb.
- Xét phép lai giữa cây P với cây thứ 2:
F1 có: Hoa kép: Hoa đơn = 1 : 1 --> Phép lai của cặp tính trạng hình dạng hoa: (P) Aa x aa (Cây 2)
Hoa đỏ : Hoa trắng = \(\)3 : 1 --> Phép lai của cặp tính trạng màu sắc hoa: (P) Bb x Bb (Cây 2)
Xét sự di truyền chung của 2 cặp tính trạng: (1 kép : 1 đơn) x (3 đỏ : 1 trắng) = 3 kép, đỏ : 1 kép, trắng : 3 đơn, đỏ : 1 đơn, trắng --> thỏa mãn đề bài.
Cây thứ hai có kiểu gen aaBb.
Từ đó các bạn dễ dàng viết được sơ đồ lai:
Đáp án B