Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha !!
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời
Giải thích:
- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
* Chứng minh:1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ
- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại đồng thời cũng là sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp của đêm trăng
+ Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian.
Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.
-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.
2. Cốt cách chiến sĩ
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước.
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
+ Bài thơ được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung, lạc quan.
+ Phong thái này thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.
+ Đêm trăng rằm tháng Giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng
-> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.
Hok tốt
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
2. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bà làm
Bài thơ " Tức cảnh pác pó " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Vì thất ngôn là 7 chữ. Tứ tuyệt là 4 câu.
Nên thất ngôn tứ tuyệt là thơ 7 chữ 4 câu.
Câu hỏi 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ thơ 3 và 4. Hãy so sánh dê làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc những cám xúc gì về tình cảnh ông đồ?
- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay”
- Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm
- Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.
2.Tâm tư nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?
- Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi. Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở
- Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng.
- Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tám sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ ngưòi xưa nay đà vắng bóng. Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niểm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
Câu hỏi 3. Bài thơ hay ở những điểm nào ? (Gợi ý : cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh ; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm ; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)
Bài thơ có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc bởi những đặc sắc về nghệ thuật của nó.
Đó là :
- Sự giản dị, trong sáng, tinh luyện và hàm súc trong ngôn ngữ.
- Sự vận dụng thể thơ thích hợp để diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.
- Giọng điệu bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.
- Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, có nghệ thuật. Cách kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ để của bài thơ.
- Hình ảnh thơ được chắt lọc, giàu sức truyền cảm, gợi nhiều hơn tả. Cảnh đối lộp về hình ảnh ông đồ ở đầu và cuối bài thơ có tác dụng gợi sự so sánh, thể hiện được tình cảnh thất thế, tàn tạ của ông đồ. Bài thơ có sức lay động, truyền cảm lớn. Đọc xong bài thơ, trong lòng người đọc vẫn còn đọng lại dư âm man mác, buâng khuâng, một nỗi buồn dịu nhẹ.
Câu hỏi 4. Phân tích đế làm rõ cái hay của những câu thơ sau :
- Giấy đỏ buồn không thắm
- Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên ỳ ấy ;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ?
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Trong ngày Tết của người Việt, hai cái không thể thiếu là bánh chưng xanh và câu đối đỏ. Người ta thường viết câu đối Tết bằng giấy đỏ, mực tàu. Màu đỏ của giấy là màu tươi, sáng, nhưng giấy đỏ bày ra trên hè phố, đã lùu không được ông đồ đụng đến vì thế mà nhạt dần màu đi theo thời gian và gió bụi. Phép nhân cách hóa ở đây được dùng với một hiệu quả kép, nhà thơ vừa thổi vào tờ giấy vốn vô tri vô giác một linh hồn, vừa tả được tâm trạng buồn tủi, tình cảnh bẽ bàng, tội nghiệp của ông đồ. Để có mực viết câu đối, người ta lấy thỏi mực tàu thêm một chút nước rồi mài vào nghiên để có được thứ mực màu đen đặc sánh. Giấy đỏ đã chờ sẩn, mực cũng đà sẩn sàng, nhưng lúc này ông đồ không còn ai thuê viết nữa nên mực trong nghiên cạn dần đi, khô lại, “đọng trong nghiên sầu”. Lại một phép nhân hóa nữa để diễn đạt nỗi xót xa, sầu muộn của con người. Lá vàng rơi trên giấy ; Ngoài giời mưa bụi bay. Ông đồ ngồi trên phố vẫn “đống người qua” như xưa nhưng ông không còn được mọi người để mắt đến. Người đời đà bỏ rơi ông rồi. Lá vàng lẻ loi rơi trên giấy mới bẽ bàng làm sao ! Lá vùng làm nhạt màu tươi đỏ của giấy, lá vàng rơi gợi sự héo úa, ảm đạm và tàn lụi của tình cảnh ông đồ. Mưa bụi ngoài trời cứ thản nhiên bay càng tô đùm nỗi cô đơn, lẻ loi, bé nhỏ đến tội nghiệp của ông. Cái lạnh ngoài trời của những ngày cuối năm càng tăng thêm sự buốt giá trong lòng ông đồ đang ngồi co ro bcn hè phố.
- Những câu thơ trên là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình. Tả cảnh nhưng chủ ý là tả tình cảnh, tâm trạng của con người.
Câu 1: Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
Trả lời:
Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”
Hai câu thơ trên thể hiện tết đến với hình ảnh hoán dụ được tác giả sử dụng là “ hoa đào nở” và “lại thấy”
Sự lặp lại thời gian giúp ta nhận ra sự xuất hiện đều đặn, gắn bó đã có từ ngàn đời giữa ông đồ và mùa xuân.
Đồng thời hình ảnh :
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
Qua hình ảnh ta có thể thấy sự trân trọng, nâng niu và gìn giữ văn hóa dân tộc.
Câu 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Trả lời:
Tâm tư nhà thơ thể hiện xuyên suốt qua bài thơ:
Khổ 1,2: nhà thơ nhớ về hình ảnh tết xưa, những hình ảnh rất đỗi thân thương và mộc mạc thể hiện tình yêu con người, đất nước.
Khổ 3,4 hình ảnh tết được nhà thơ khắc họa rất chân thực, độc đáo và chi tiết, hình ảnh ông đồm hoa, đường phố vẫn như xưa.
Khổ 5 là sự nuối tiếc không còn sự xuất hiện của ông đồ.
Tâm trạng của tác giả vui buồn lẫn lộn, lúc vui lúc buồn nhưng vẫn thể hiện với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Câu 3: Bài thơ hay ở những điểm nào?
Trả lời:
Bài thơ hay ở những điểm:
- So sánh hình ảnh ông đồ vẽ chữ khác nhau qua từng năm
- Những chi tiết dường như quen thuộc: tết đến ông đồ cầm mực giấy ra viết chữ
- Sự thốn thiếu, trống vắng khi ông đồ không xuất hiện
Câu 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời bụi mưa bay.”
Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?
Trả lời:
Theo em, những câu thơ đó vừa tả cảnh vừa tả tình.
Trên đây là bài soạn tác phẩm “ Ông đồ”, qua tác phẩm ta có thể nhận ra được tinh hoa văn hóa dân tộc mỗi dịp lễ tết. Tác giả đã cho những lớp thế hệ trẻ chúng ta một cái nhìn toàn diện về ông đồ trong mỗi dịp Tết, và bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi không còn thấy hình ảnh ông đồ. Hi vọng qua bài học này các em đã năm được những nội dung, giá trị cơ bản của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.
*Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hoá, điệp từ, đối lập, tương phản.
* - Nhân hoá: “ Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”
Điệp từ: ...Trời xanh thành tiếng hát.
...Những kẻ quê mùa đã thành trí thức.
Tương phản đối lập:
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức( quê mùa > < trí thức )
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng ( tối tăm cần lao > < anh hùng )
*Tác dụng:
-Các biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp từ, đối lập tương phản Chế Lan Viên vận dụng sáng tạo làm cho lời thơ giàu hình tượng và biểu cảm.
-Chất thơ lãng mạn cất cánh diễn tả khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh đất nước ta sau này, khi mà “giặc nước đuổi xong rồi”...Tổ quốc được độc lập, tự do, thanh bình “trời xanh thành tiếng hát”. Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc “điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”.
-Người lao động “quê mùa”, “ tối tăm” ...được học hành làm chủ đất nước. một sự đổi mới kì diệu nhờ cách mạng mang lại:
“Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng”
Bt1:Chép những câu thơ về trăng của Bác & sau đó so sánh với trăng trong bài ‘‘Ngắm Trăng’’
1. Vọng nguyệt
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
2. Trung thu
.......
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
3. Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
4. Dạ lãnh
Đêm thu không đệm cũng không chăn,
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang
5. Thu dạ
Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp,
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay;
............
6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi"
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
7. Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
8. Đối nguyệt
Ngoài song, trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
9. Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
10. Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
........
11. Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
12. Chơi trăng
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ?
..........
13. Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...
Bt2:Sau khi học xong 2 bài thơ ‘‘Sông núi nước Nam và nước Đại Việt’’ hãy nêu lên những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi sao với bài ‘‘Sông núi nước Nam’’
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Bt3:VB‘‘Thuế máu ’’ đặt ra vấn đề gì ?
Thuế máu đặt ra một vấn đề hết sức nóng bỏng: cquyền TD đã tìm mọi cách biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh phục vụ lợi ích của chúng trong cuộc chiến tranh tàn khốc
Ba phần trong vb có mối quan hệ ntn trong việc bộ lộ chủ đề vb?
Bố cục 3 phần hết sức hợp lí vì người đọc có thể nhận thấy sự tàn bạo của cquyền TD và nỗi đau khổ của người dân thuộc địa theo trình tự thời gian: trước, trong và sau cuộc chiến tranh. Trình tự này giúp cho tgiả có điều kiện bóc trần sự bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa của cquyền TD. Lợi dụng xương máu của người dân nô lệ để tiến hành các cuộc chiến tranh phi nghĩa là một trong những tội ác đáng kinh tởm nhất của chủ nghĩa TD.Tham khảo:
Câu 2:
Gợi ý:
- Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.
- Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ.
-
- Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
=> Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.
=> Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh - tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.
=> Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục
-
- Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời
“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
=> Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta
=> Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.
- Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
=> Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc.
=> Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.
Câu hỏi 1. Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.
Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :
- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.
- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.
- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.
- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
Câu hỏi 2. Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) ; cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa” (đoạn 2 và đoạn 3).
a) Hãy phân tích từng cảnh tượng.
b) Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rỏ cái hay của hai đoạn thơ này.
c) Qua sự đối lập sâu sác giữa hai cánh tượng nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào ? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời ?
a) Trong bài thơ có hai cảnh tượng tương phản : cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4) và cánh núi non hùng vĩ, nơi con hổ từng sống (đoạn 2 và đoạn 3). Đó là sự tương phản giữa cảnh thực tại và cảnh trong dĩ vãng, mộng tưởng.
- Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4). Đoạn 1 chủ yếu miêu tả tâm trạng ngao ngán, câm tức của con hổ khi sa cơ, lâm vào cảnh ngộ tù hãm trong vườn bách thú. Con hổ nhục nhã, chán ngán khi phải “làm trò lạ mắt”, làm “thứ đồ chơi” của đám người nhỏ bé, ngạo mạn; bị coi ngang hàng với bọn “dở hơi”, “vô tư lự”. Con hổ không có cách nào đê thoát khỏi sự tù túng, tầm thường, chán ngắt, đành phải bất lực, buông xuôi, mặc cho sô phận, “nằm dài, trông ngày tháng dần qua”. Đoạn 4 miêu tả cảnh vườn bách thú qua cái nhìn của chúa sơn lâm. Đó là một nơi đơn điệu, buồn chán, “không đòi nào thay đổi”. Cảnh ở đây đã được sửa sang dưới bàn tay của con người. Nó được bắt chước cảnh rừng núi “cao cả”, “âm u”, “bí hiểm” một cách “tầm thường”, “thấp kém” và “giả dối”: Hoa chăm, cỏ xén, lôi phẳng, cây trồng; Dải nước đen giả suôi, chẳng thông dòng; Len dưới nách những mô gồ thấp kém; Dăm vừng lá hiền lành, không hí hiểm...
- Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của mình (đoạn 2 và đoạn 3). Đoạn 2 miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng đại ngàn, hoang dã, cái gì cũng lớn lao và phi thường : “bóng cả, cây già”, “tiếng gió gào ngàn”, “nguồn hét núi”, “lá gai, cỏ sắc”, “thảo hoa”. Trên cái nền hoang sơ, hùng vĩ ấy, hình ảnh con hổ - vị chúa tể của muôn loài hiện lên với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt : một thuở “tung hoành, hống hách”, “bước chùn lên, dõng dạc, đường hoàng”, “tấm thân như sóng cuộn”, đôi “mắt thần” sáng “quắc”... Đoạn 3 là hình ảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là cảnh thơ mộng, lãng mạn “những đêm vàng bên bờ suối”, con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là cảnh của những ngày khó khăn “mưa chuyển bốn phương ngàn”, con hổ vẫn mang dáng vẻ của một bậc đế vương “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh của những ngày vui, trong sáng “bình minh cây xanh nắng gội”, rộn rã “tiếng chim ca”, con hổ trong giấc ngủ bình yên. Đó là những cảnh dữ dội “chiểu lênh láng máu sau rừng”, con hổ đợi mặt trời “chết” để chiếm lấy “phần bí mật” trong vũ trụ. Núi rừng, nơi con hổ sống có vẻ đẹp hoang sơ, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Ở đây, con hổ hiện lên với một tư thế lẫm liệt, kiêu hùng.
b) Đoạn 2 và đoạn 3 là những đoạn hay nhất trong bài thơ. Từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu thơ trong hai đoạn này là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Cảnh dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nổi nhớ da diết đến đớn đau của con hổ. Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi về cái thuở “ngày xưa” ấy được diễn tả bằng các từ ngữ được lặp di lập lại nhiều lần : nhớ, nào đâu, đâu những; bằng tiếng than u uất với một thán từ và câu hỏi đầy nuối tiếc “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. Hình ảnh núi rừng đại ngàn hoang vu, hùng vĩ hiện ra qua các hình ảnh chọn lọc : bóng cả, củy già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bờ suối, cây xanh nắng gội, ngày mưa chuyên bốn phương ngàn... Hình ảnh “những đêm vàng bên bờ suối” và con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” là một hình ảnh vừa hoang dại, vừa diễm lệ, huyền ảo, đầy chất thơ. Hình ảnh “những chiểu lênh láng máu sau rừng’ và con hổ “đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là hình ảnh vừa man rợ vừa kiêu hùng. Trên cái nền cao cả và âm u ấy là hình ảnh con hổ oai phong, lẫm liệt. Hình ảnh ấy được diễn tà bằng những từ ngữ mạnh, sắc : tung hoành, hống hách, dõng dạc, dường hoàng, cuộn, quắc... Trong hai đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiễu từ Hán Việt, sắc thái nghĩa trang trọng của lớp từ Hán Việt đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc họa đậm nét hơn sự cao cá, lớn lao, phi thường của núi rừng và con hổ. Nhạc điệu bài thơ phong phú, giàu sức biểu cảm, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi u uất, bực dọc, dằn vặt, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng.
c) Sống trong canh giam cẩm chật chội, ngột ngạt, con hổ nhớ tiếc thời sống hiẽn ngang, oanh liệt, làm chúa tê muôn loài ở chốn rừng xanh. Con hổ đau buồn, phẫn uất, căm giận vì bị giam hãm trong cũi sắt, xung quanh toàn là những sự giả tạo, chán ngát. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống, một xã hội tù túng, ngột ngạt, xấu xa và niềm khát khao mãnh liệt muốn được sống tự do; nhưng vì bát lực, chỉ biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng những mộng tưởng, đắm chìm vào đời sống nội tâm. Đây cũng chính là tâm trạng chung của người dân Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.
Câu hỏi 3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thê hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ?
Tác giá mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tám sự của một lớp thanh niên trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xà hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đấy cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung trong cảnh nước mất, nhà tan. Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai. Tinh cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thê hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.
Câu hỏi 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ : “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tường chừng thấy những chữ bị xô đẩy. bị dàn vật bỡi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điêu khiển dội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cường được” (Thi nhân Việt Nanì, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó ? Qua bài thơ, hày chứng minh.
Trong nhận xét của Hoài Thanh có hai ý: thơ Thế Lữ cảm xúc mãnh liệt, tuôn trào (“tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”) và việc sử dụng ngôn ngữ của ông đê biểu hiện nội dung một cách linh hoạt, chính xác, hiệu quả (“Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thổ cưỡng được”).
Cảm xúc trào sôi, bút pháp làng mạn, từ ngừ, hình ảnh, ủm điệu bài thơ Nhớ rừng thế hiện rất rõ điều đã nói ở trên.
Câu hỏi 1. Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.
Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :
- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.
- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.
- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.
- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
Câu hỏi 2. Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) ; cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa” (đoạn 2 và đoạn 3).
a) Hãy phân tích từng cảnh tượng.
b) Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rỏ cái hay của hai đoạn thơ này.
c) Qua sự đối lập sâu sác giữa hai cánh tượng nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào ? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời ?
a) Trong bài thơ có hai cảnh tượng tương phản : cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4) và cánh núi non hùng vĩ, nơi con hổ từng sống (đoạn 2 và đoạn 3). Đó là sự tương phản giữa cảnh thực tại và cảnh trong dĩ vãng, mộng tưởng.
- Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4). Đoạn 1 chủ yếu miêu tả tâm trạng ngao ngán, câm tức của con hổ khi sa cơ, lâm vào cảnh ngộ tù hãm trong vườn bách thú. Con hổ nhục nhã, chán ngán khi phải “làm trò lạ mắt”, làm “thứ đồ chơi” của đám người nhỏ bé, ngạo mạn; bị coi ngang hàng với bọn “dở hơi”, “vô tư lự”. Con hổ không có cách nào đê thoát khỏi sự tù túng, tầm thường, chán ngắt, đành phải bất lực, buông xuôi, mặc cho sô phận, “nằm dài, trông ngày tháng dần qua”. Đoạn 4 miêu tả cảnh vườn bách thú qua cái nhìn của chúa sơn lâm. Đó là một nơi đơn điệu, buồn chán, “không đòi nào thay đổi”. Cảnh ở đây đã được sửa sang dưới bàn tay của con người. Nó được bắt chước cảnh rừng núi “cao cả”, “âm u”, “bí hiểm” một cách “tầm thường”, “thấp kém” và “giả dối”: Hoa chăm, cỏ xén, lôi phẳng, cây trồng; Dải nước đen giả suôi, chẳng thông dòng; Len dưới nách những mô gồ thấp kém; Dăm vừng lá hiền lành, không hí hiểm...
- Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của mình (đoạn 2 và đoạn 3). Đoạn 2 miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng đại ngàn, hoang dã, cái gì cũng lớn lao và phi thường : “bóng cả, cây già”, “tiếng gió gào ngàn”, “nguồn hét núi”, “lá gai, cỏ sắc”, “thảo hoa”. Trên cái nền hoang sơ, hùng vĩ ấy, hình ảnh con hổ - vị chúa tể của muôn loài hiện lên với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt : một thuở “tung hoành, hống hách”, “bước chùn lên, dõng dạc, đường hoàng”, “tấm thân như sóng cuộn”, đôi “mắt thần” sáng “quắc”... Đoạn 3 là hình ảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là cảnh thơ mộng, lãng mạn “những đêm vàng bên bờ suối”, con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là cảnh của những ngày khó khăn “mưa chuyển bốn phương ngàn”, con hổ vẫn mang dáng vẻ của một bậc đế vương “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh của những ngày vui, trong sáng “bình minh cây xanh nắng gội”, rộn rã “tiếng chim ca”, con hổ trong giấc ngủ bình yên. Đó là những cảnh dữ dội “chiểu lênh láng máu sau rừng”, con hổ đợi mặt trời “chết” để chiếm lấy “phần bí mật” trong vũ trụ. Núi rừng, nơi con hổ sống có vẻ đẹp hoang sơ, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Ở đây, con hổ hiện lên với một tư thế lẫm liệt, kiêu hùng.
b) Đoạn 2 và đoạn 3 là những đoạn hay nhất trong bài thơ. Từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu thơ trong hai đoạn này là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Cảnh dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nổi nhớ da diết đến đớn đau của con hổ. Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi về cái thuở “ngày xưa” ấy được diễn tả bằng các từ ngữ được lặp di lập lại nhiều lần : nhớ, nào đâu, đâu những; bằng tiếng than u uất với một thán từ và câu hỏi đầy nuối tiếc “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. Hình ảnh núi rừng đại ngàn hoang vu, hùng vĩ hiện ra qua các hình ảnh chọn lọc : bóng cả, củy già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bờ suối, cây xanh nắng gội, ngày mưa chuyên bốn phương ngàn... Hình ảnh “những đêm vàng bên bờ suối” và con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” là một hình ảnh vừa hoang dại, vừa diễm lệ, huyền ảo, đầy chất thơ. Hình ảnh “những chiểu lênh láng máu sau rừng’ và con hổ “đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là hình ảnh vừa man rợ vừa kiêu hùng. Trên cái nền cao cả và âm u ấy là hình ảnh con hổ oai phong, lẫm liệt. Hình ảnh ấy được diễn tà bằng những từ ngữ mạnh, sắc : tung hoành, hống hách, dõng dạc, dường hoàng, cuộn, quắc... Trong hai đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiễu từ Hán Việt, sắc thái nghĩa trang trọng của lớp từ Hán Việt đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc họa đậm nét hơn sự cao cá, lớn lao, phi thường của núi rừng và con hổ. Nhạc điệu bài thơ phong phú, giàu sức biểu cảm, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi u uất, bực dọc, dằn vặt, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng.
c) Sống trong canh giam cẩm chật chội, ngột ngạt, con hổ nhớ tiếc thời sống hiẽn ngang, oanh liệt, làm chúa tê muôn loài ở chốn rừng xanh. Con hổ đau buồn, phẫn uất, căm giận vì bị giam hãm trong cũi sắt, xung quanh toàn là những sự giả tạo, chán ngát. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống, một xã hội tù túng, ngột ngạt, xấu xa và niềm khát khao mãnh liệt muốn được sống tự do; nhưng vì bát lực, chỉ biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng những mộng tưởng, đắm chìm vào đời sống nội tâm. Đây cũng chính là tâm trạng chung của người dân Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.
Câu hỏi 3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thê hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ?
Tác giá mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tám sự của một lớp thanh niên trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xà hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đấy cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung trong cảnh nước mất, nhà tan. Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai. Tinh cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thê hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.
Câu hỏi 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ : “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tường chừng thấy những chữ bị xô đẩy. bị dàn vật bỡi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điêu khiển dội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cường được” (Thi nhân Việt Nanì, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó ? Qua bài thơ, hày chứng minh.
Trong nhận xét của Hoài Thanh có hai ý: thơ Thế Lữ cảm xúc mãnh liệt, tuôn trào (“tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”) và việc sử dụng ngôn ngữ của ông đê biểu hiện nội dung một cách linh hoạt, chính xác, hiệu quả (“Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thổ cưỡng được”).
Cảm xúc trào sôi, bút pháp làng mạn, từ ngừ, hình ảnh, ủm điệu bài thơ Nhớ rừng thế hiện rất rõ điều đã nói ở trên.
Bạn tham khảo ;
Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Chọn đáp án: D