Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này.( Câu ghép ) Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh.( Phép lặp ) Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại VN
Qua văn bản " Làng ", có thể thấy, hình ảnh ông Hai hiện lên là một người nông dân vô cùng yêu làng, yêu nước.(1) Trước hết, trước khi nghe tin làng Dầu-cái nơi mà ông yêu quý nhất Việt gian theo Tây, ông vẫn luôn vô cùng tự hào mà đi khoe mọi người về cái làng của mình.(2) Dù ở nơi tản cư, những ông Hai vân luôn một lòng nhớ về cái làng của mình, ông mong muốn được trở lại làng Dầu để cùng anh em chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc: " Chao ôi . Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá.".(3) Cũng vì nhớ làng mà ông Hai trở nên lầm lì, ít nói mà hay cáu giận vô cớ, cũng vì nhớ làng mà ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, tin tức về làng Dầu, ông Hai như cùng vui, cùng buồn với kháng chiến, hễ quân ta có chiến công gì mới là ruột gan ông lão lại cứ như múa cả lên(4). Đây không chỉ đơn thuần là niềm vui của riêng ông Hai, mà nó còn là niềm vui mộc mạc của những người nông dân yêu làng, yêu nước(5). Nhưng rồi một tin dữ bất ngờ đến với ông Hai khi ông đang ngồi ở quán nước ve đường, đó là cái tin Làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, lức này đây ông Hai thất vọng vô cùng, từ đỉnh cao của hạnh phúc, ông lão như bị đẩy xuống vực sâu của sự đau khổ.(6) Ông lão đã vô cùng sững sờ, bàng hoàng mà choáng váng đến nỗi thay đổi cả thần sắc: da mặt ông tê rân rân, cổ ông nghẹn ắng lại, tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi mà hỏi lại : " Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại.....", câu hỏi bỏ dở thể hiện được sự hoài nghi và cả niềm hi vọng trong ông, nhưng những bằng chứng xác thực đã buộc ông Hai phỉa đau khổ chấp nhân cái tin làng Dầu của ông Việt gian theo Tây, bán nước để được lạ cá nhân(7). Trên đường về nhà, ông lão bị ám ảnh nặng nề với cái tin ấy, ông chỉ dám cúi gầm mặt xuống mà đi(8). Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà tủi thân, ông tự hỏi "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ túng hắt hủi đấy ư?", rồi ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên " Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." nhưng sau đó,ông lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm, ông tự kiểm điểm từng người trong óc rồi ông lại càng buồn bã mà tủi nhục hơn, vì thằng Chánh Bệu thì chắc chắn là người làng ông rồi. (9). Cứ thế, ông Hai đã ba, bốn ngày ở nhà, hễ cứ thấy một đám đóng túm lại, hay hễ nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông.... là ông lão lại nghĩ thầm tròng lòng là nhắc đến 'chuyện ấy' mà lủi ra một góc nhà, nín thin thít, chi tiết này cho thấy nỗi đau đớn và lẻ loi đến tột cùng của ông Hai(10). Rồi khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai ở nơi tản cư, ông đã thoáng nghĩ đến chuyện về làng, nhưng rồi ông lập tức gạt bỏ vì về làng là ông chấp nhận theo Tây, chấp nhận bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến, và ông đã cứng cỏi mà dứt khoát đưa ra một quyết định là:" Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"(11) Nhưng ông yêu làng như thế, đâu phải nói bỏ là bỏ ngay được, trong tột cùng của sự đau khổ ông Haingồi tâm sự với đứa con út:là thằng Húc, qua cuộc trò chuyện này, ông muốn khắc sâu trong trái tim bé bỏng của con về tình yêu làng Dầu, đó là gia đình,là gốc gác của con, cũng qua cuộc trò chuyện này mà ông Hai đã khẳng định tình yêu của ông với làng quê, với kháng chiến là bền chặt, thiêng liêng không có thử thách, biến cố nào làm gục được tình cảm này(12). Và rồi đến cuối truyện, một tình huống bất ngờ đã xảy đến, ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính, lúc này đây, ông lại quay trở về với bản chất thật của chính con người ông, ông đi khắp lằng khoe cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây là giả, rồi khoe cả tin nhà ông bị Tây đốt sẵn, lúc này đây,khuôn mặt ủ rũ, lầm lì,buồn thỉu của ông Hai mọi ngày cũng được thay bằng một gương mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, ta cảm nhận được niềm vui sướng,hạnh phúc tột cùng trong ông lão lúc này(13). Tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, cùng lối kể chuyện tự nhiên và ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm cùng ngôn ngữ kể chuyện tự sự đặc sắc, tác giả đã khắc họa vô cùng thành công hình ảnh ông Hai với lòng yêu làng đã hòa quyện với tình yêu nước, tình yêu nước, ông Hai chính là biểu tượng cho lớp người nông dân yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp(14)
Tham khảo:
Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến. Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn đuổi nàng đi. Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Vũ Nương mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tham khảo nha em:
Có thêm yêu cầu phụ gì nữa em cứ nói nhé!
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.