Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu
- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh
- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu
- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu
- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương
- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm
→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng thương yêu của bà, lại miêu tả rất chính xác với công việc nhóm bếp. Tác giả nhớ về “bếp lửa” đang “chờn vờn” trong sương sớm. Và từ “bếp lửa” lại nhớ đến hình ảnh người bà.
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Cả một hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau. Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật là vất vả. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Hồi nhớ lại những năm tháng cháu cùng bà sớm tối có nhau. Lời thơ kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Bà đã dặn cháu:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Và câu thơ "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ, tạo bao xúc động cho người đọc. Người già đã từng trải trong chiến tranh thì hồi tưởng những ngày gay go nguy nan, người trẻ thì xốn xang thương cảm với tác giả, xót xa cho đất nước và dân tộc.
Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa là tấm lòng bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
Sự xuất hiện của “tiếng chim tu hú”. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
...
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?
Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận, ta thấy được một kết cấu chặt chẽ của bài thơ, một tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
kham khảo
Soạn bài Bếp lửa - loigiaihay.com
vào thống kê
hc tốt
Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.
+ Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.
+ Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.
- Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
- Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.
+ Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.
+ Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.
→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình
a, Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
b, Kỉ niệm về khói bếp, về những câu chuyện ngày xưa ở Huế, bà dạy làm, bà chăm cháu học...
c, Vì cháu luôn nhớ đến bà, luôn nhớ đến bếp lửa và những kỉ niệm bên bà. Sống mũi còn cay ở đây còn có thể hiểu là cháu xúc động đến mức khóc
d, Đó là bài thơ ''Khi con tu hú'' của tác giả Tố Hữu.
Tham khảo nha em:
Tiếng chim tu hú trong hai bài thơ:
+ Trong bài "Bếp lửa" của Bằng Việt: tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, mở ra sự ấm áp, tha thiết của tình bà cháu, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ.
+ Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu: tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè. Tiếng tu hú gọi bầy như thôi thúc người chiến sĩ phá bỏ rào cản để đón nhận vẻ đẹp, sự tự do của sự sống tươi đẹp bên ngoài.
Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.
+ Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.
+ Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.
- Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
- Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.
+ Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.
+ Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.
→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình.
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.
3.
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”
1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.
3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?
4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).
Bài làm
câu 1:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Câu 3 :
Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU
Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu
- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh
- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu
- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu
- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương
- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm
→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà