Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu được hiểu là vị trí đầu tiên của sự vật. (cùng nghĩa với từ đầu hồi, đầu hè, đầu nhà,...)
từ láy: a)xối xả; tác dụng: từ láy nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái hoặc sự thay đổi về vị trí vận động…
b) lập lòe ; tác dụng : ?
chúc bạn học tốt.
a. Phát hiện ngôn ngữ dùng từ và chữa lỗi trong các câu sau :
- Em rất thích Thạch Sanh vì Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn.
Sửa.
- Em rất thích nhân vật Thạch Sanh vì Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn.
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ
5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?
6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )
c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.
7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.
c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )
9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ
10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.
11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ
12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.
Vị ngữ của câu trên là:
a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai
c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm
c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu
14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.
c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.
16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:
a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.
b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.
c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
d. Không có tác dụng.
17/ Có mấy loại so sánh?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.
18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.
c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.
20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.
22/ Hình thức của ẩn dụ?
a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.
23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
Bốn khổ thơ được so sánh với một hình ảnh gần gũi với trẻ em ,đó chính là quả bóng . Mà cũng từ câu thơ này đã nói lên trang rat than thiet voi cac ban nho . ''Trang bay nhu qua bong ban nao da len troi " hai cau tho cuoi noi rang trang cung rat tinh nghich bay len nhu ban nho da len troi .
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
"Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!".
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
"Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân".
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
"Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em".
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.
Câu 1 : Đọc các ví dụ sau
VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe
VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy
VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng
a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc
Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc
b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.
Nó đang ăn cơm với gia đình.
Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )
Bài làm
a) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
=> Ẩn dụ: " Mặt trời của mẹ " ở đây ý nói là người con của người mẹ đấy nằm trên lưng.
b) Dưới quyên trăng đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
=> Ẩn dụ: " Lửa lựu ": Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa
c) Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
=> Ẩn dụ: " chiếc thuyền": Tức là nói những người dân chài lưới vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống.
d) Đâm lao đành phải theo lao
=> Ẩn dụ: Ý nói là một khi đã làm việc gì đó thì phải thuận theo nó mà làm.
# Học tốt #
Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"
(Quê hương - Tế Hanh)
Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.
(0,5 điểm)
Đáp án A
mình nghĩ là đáp án B