Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp hình ảnh Hồ Gươm được sinh động hơn, tăng sức gợi hình khi được so sánh giống một chiếc gương bầu dục.
b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp tăng sức gợi hình cũng như gợi cảm cho hình ảnh cây cầu Thê Húc khi được so sánh như con tôm.
c. Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và hình ảnh tàu lá dầu khi được so sánh giống cái quạt nan.
d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.
→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sự cảm nhận cho người đọc về màu sắc cũng như hình ảnh về những cánh rừng cao su.
Tớ nhìn ra 2 chi tiết , đó gồm :
1 - Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm
2 - Tháp Rùa tường rêu cổ kính , .....
Tớ nghĩ là vậy , có gì thiếu mọi người bổ sung nhé !
biện pháp so sánh : hồ - chiếc gương bầu dục lớn ; cầu Thê Húc - con tôm .
qua đó thấy được trí tưởng tường và tài quan sát tinh tế của tác giả
Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. ( Phép so sánh )
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. ( Phép so sánh ) Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um
Những hình đặc sắc và tiêu biểu:
-Chiếc gương bầu dục, sáng long lanh.
-Cong cong như con tôm.
-Tháp Rùa tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
1)
Các dẫn chứng:
* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.
- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.
- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.
- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”
2)
Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:
- Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)
- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)
1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt tự sự
2. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.
Người kể chuyện chứng kiến, biết hết mọi chuyện tạo nên sự liền mạch cho câu chuyện.
3. Cụm danh từ là: thanh gươm thần, một con rùa lớn.
4. Hai từ Hán Việt là: bệ hạ, hoàn.
Từ Hán - Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.
5. Các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.
Các truyện đó có chung mục đích sáng tác gửi gắm bài học đạo lí nào đó cho con người.
a, Thứ tự, vị trí của các từ, ngữ:
- Mặt hồ sáng long lanh
- Cầu Thê Húc màu son
- Đền Ngọc Sơn
- Gốc đa già, rễ lá xum xuê
- Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ