Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.
- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:
+ Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.
+ Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.
+ Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng
+ Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.
+ Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.
+ Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.
Từng tia nắng ban mai nhẹ nhàng hôn lên cành cây kẽ lá, xua tan đi màn đêm u ám và lạnh lẽo. Nắng ngoài kia cứ mãi nhảy nhót vô tư, nắng vàng lung linh là thế mà sao trước mắt tôi chỉ còn một màu vàng nhợt nhạt. Là nắng khác hay do hoàn cảnh của tôi nay đã đổi thay?... Sau song sắt thô bạo của chiếc lồng, tôi đây là một chú chim vàng anh bé nhỏ. Mới mấy giờ trước thôi, tôi còn vẫy vùng ca hát dưới bầu trời xanh tự do vậy mà giờ đây tôi lại bị giam cầm như thế này.
Này nhé, khi tôi đang chợp mắt trong chiếc tổ ấm áp thì bỗng nghe thấy tiếng lá xào xạc bên tai. Rồi bất ngờ một bàn tay khổng lồ ập đến, tóm chặt lấy tôi. Mặc dù tôi đã kháng cự hết mình nhưng bàn tay ấy vẫn dễ dàng đưa tôi vào một chiếc lồng. Và thế giới quanh tôi chỉ còn là bóng tối ghê rợn. Tôi nghe thấy tiếng nói vang lên:
- Xin lỗi chú chim nhỏ, ta không muốn làm hại chú đâu, chúng ta chỉ muốn đem niềm vui đến cho đứa con trai bất hạnh của mình, hãy hiểu cho nỗi lòng của chúng ta!
Dòng suy nghĩ giận dữ lập tức bủa vây lấy tâm trí tôi: “ Tại sao? Tại sao các người chỉ luôn nghĩ tới cá nhân mình mà không để tâm đến những sinh vật nhỏ bé chúng tôi? Các người coi chúng tôi là thứ mua vui tầm thường sao? Tầm thường ư? Không đâu, loài chim đã mang đến thế giới này bao lời ca tiếng hát, chúng tôi trừ sâu diệt hại để mùa màng bội thu. Vậy mà sau tất cả, chúng tôi được trả ơn trong những thanh sắt tù túng như thế này ư? ”. Càng nghĩ tôi càng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Nhưng tôi cũng đủ bình tĩnh nhận ra rằng tôi đang ở trên một chiếc xe. Nhịp xe lắc lư khiến tôi choáng váng cả đầu óc: “ Tôi thường nghe nói loài người luôn khát khao tự do và đấu tranh hàng nghìn hàng vạn năm đề có một thế giới hòa bình. Hòa bình của các người mới đẹp đẽ làm sao? Mới đáng trân trọng làm sao? Vậy mà giờ đây chính những con người ấy lại đang cướp đi sự tự do của chúng tôi. Phải chăng những băng rôn, khẩu hiệu, những lời kêu gọi hòa bình chỉ là sự giả dối, là cái vỏ bọc che đậy sự độc ác và tham lam? ”. Càng bức xúc, tôi lại càng nhớ về khu rừng thân yêu. Nhớ ánh trăng vàng như mật rót xuống tán lá xanh mướt, nhớ giọt sương long lanh mỗi sớm mai tinh khiết, nhớ cái tổ đơn sơ mà luôn rộn rã tiếng nói cười nơi lũ chim muông chúng tôi tụ họp. Tất cả giờ sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ nhung khôn xiết mà thôi!
Đang miên man với dòng suy nghĩ, đột ngột chiếc ô tô dừng lại và ánh sáng bên ngoài ập vào cốp xe. Họ dẫn tôi qua một ngôi biệt thự khang trang và dừng lại trước căn phòng nhỏ. Cánh cửa mở toang, ở góc phòng là một cậu bé gầy gò, đôi mắt cậu rất đẹp song dường như ẩn chứa vẻ sợ sệt. Ôi chao! Cậu bé đó mới đáng thương làm sao! Có lẽ đây là người con trai họ vừa nhắc đến. Người phụ nữ cất giọng dịu dàng:
- Con trai ngoan, bố mẹ có quà cho con đây, một chú chim vàng anh như con mong ước nhé!
Cậu bé đón lấy chiếc lồng một cách vô hồn nhưng tôi thấy sau đôi mắt kia ánh lên niềm vui nhỏ. Người phụ nữ thở dài:
- Tội nghiệp con tôi! Nó mới bảy tuổi mà mang căn bệnh trầm cảm quái ác!
Người chồng an ủi vợ:
- Mong là chú chim này sẽ giúp bệnh tình của con khá hơn một chút.
Họ đứng nhìn con một lát rồi đóng cửa ra ngoài, bỏ lại cậu bé bên đống đồ chơi vương vãi và tôi. Thời gian trôi qua tưởng như vô tận, cái đồng hồ đều đều tích tắc, tôi ủ dột trong lồng và cậu bé thì câm lặng. Tất cả như đang chơi trò chơi mà ở đó không ai được nói. Bất ngờ, một cách rụt rè, cậu xách chiếc lồng đặt lên cửa sổ ngập nắng, thì thầm:
- Chào mày, chắc phải về đây, một nơi xa lạ, trong cái lồng này, mày rất tù túng và bí bách phải không? Đó cũng là điều dễ hiểu thôi vì chính tao cũng thấy thế khi ở trong căn phòng này. Vậy nên hãy ở đây và làm bạn với tao được không?
Trên khung cửa sổ, chiếc chuông gió kêu leng ca leng keng, vài bông hoa giấy hồng thắm bị ai bỏ quên giữa đám lá xanh rờn. Nắng len qua khe cửa, chiếu lên khuôn mặt thơ ngây của cậu bé, tỏa sáng… Cậu lại lên tiếng, phá vỡ bầu không gian trong veo như thủy tinh ấy:
-Tao cũng lạc lõng và cô đơn như mày. Bố mẹ tao suốt ngày thám hiểm, leo đèo vượt núi, khám phá vùng đất mới, bỏ tao ở nhà cạnh người giúp việc với bốn bức tường cùng máy tính, truyện tranh và sách vở. Tao đã rất thèm mâm cơm ấm cúng gia đình, thèm được bố mẹ la mắng khi bị điểm kém, thèm cuối tuần được bố mẹ dẫn đi chơi… Tao đã cố gắng học giỏi nhưng bố mẹ chẳng ở nhà với tao mà những gì tao nhận lại là tấm vé xem phim một mình, buổi tối trong căn nhà trống vắng.
Giọng cậu nhẹ, nhẹ bẫng tựa đám mây lơ lửng ngoài kia tán gẫu bên ông mặt trời vậy. Cậu bảo:
- Cuối cùng, tao chán ghét mọi thứ và thu mình vào thế giới của riêng mình. Và cũng chính khi ấy, tao đã nhận được tình yêu thương tao mong ước bấy lâu nhưng tất cả thật muộn màng. Dường như thật khó khăn đối với tao để đón nhận tình cảm ấy. Mày là món quà đầu tiên khiến tao thấy sự lo lắng, thấu hiểu của bố mẹ. Chưa bao giờ tao có lấy một người bạn nhưng giờ tao có mày để giãi bày tâm sự. Mày sẵn sàng lắng nghe tao chứ?
Cậu kể câu chuyện của mình một cách hờ hững như thể đó là chuyện của ai kia chứ không phải của bản thân cậu. Cậu ăn nói có phần già dặn nữa. Có lẽ cậu bé đã thiếu thốn tình cảm của bố mẹ quá lâu rồi. Tôi thấy có gì nghẹn lại nơi cổ họng. Thật sự tôi rất thương cậu vì tôi cũng là một chú chim mồ côi cha mẹ, không còn ai bên đời. Nhưng sau bao biến cố, tôi đã vững vàng, sống vui vẻ bởi xung quanh tôi vẫn còn nhiều bạn bè giúp đỡ. Không hiểu sao lúc này tôi không còn nghĩ suy về sự giam cầm nữa mà chỉ có ước muốn giúp cậu bé trở lại những tháng năm tuổi thơ hồn nhiên.
Ngày qua ngày, tôi bên cậu cùng học, cùng ăn, cùng chơi và cùng chia sẻ những điều nhỏ nhặt trên trường, ở lớp. Tôi cảm thấy như mình có sứ mệnh của một thiên thần đem lại hạnh phúc cho cậu bé. Thiên thần thì phải có đôi cánh và đôi cánh của tôi chính là giọng hót này. Bởi vậy, tôi mang giọng hát mượt mà ấy để cậu có thể tìm lại chính mình và niềm tin vào cuộc sống.
Và dần dần, cậu bé đã tự tin bước ra khỏi “ bóng tối ” của bản thân. Cậu quay lại bên gia đình, bạn bè. Cậu dũng cảm chia sẻ với bố mẹ những điều trong lòng. Họ hiểu ra và dành nhiều thời gian cho tổ ấm của mình hơn. Không chỉ vậy, nụ cười tưởng đã mất lại rạng ngời trên gương mặt cậu bé.
Cuộc sống cứ thế tiếp diễn rồi một ngày đẹp trời, chiếc xe lăn bánh chở cả nhà ngược lên Tây Bắc – ngôi nhà của tôi. Cảm giác bồn chồn cồn cào ruột gan tôi. Tôi muốn bay lên, về với rừng xanh thân yêu. Thật không ngờ, như có thần giao cách cảm, cậu bé đưa tay mở cửa lồng ra và nói với tôi:
- Mày đã đem lại niềm vui cho tao suốt mấy tuần nay. Tao đã tự phá vỡ vỏ bọc để hòa nhập với mọi người. Giờ tao cũng không nên cướp đi tự do của mày lâu hơn nữa. Bay đi nhé, người bạn của tao!
Tôi phải làm sao bây giờ? Suốt khoảng thời gian qua, tôi đã coi đó là gia đình của mình. Ác cảm với con người cũng dần phai nhạt trong tôi. Tôi từng nghe có câu: “ Nhân loại là cả một đại dương, nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà dơ bẩn”. Như đôi vợ chồng này, bất đắc dĩ họ mới bắt tôi về. Tôi thật lòng yêu mến họ nhưng tôi không thể quên đi nơi “ chôn rau cắt rốn ” của mình. Cánh rừng này là nơi tôi sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời tôi đã được vun đắp tại đây. Đó là tiếng hót ngập ngừng, bước đi đầu tiên chập chững, những sải cánh vụng về… Chính vì những khoảnh khắc ấy, không thể bởi những xúc cảm mới mẻ kia mà tôi quay lưng lại với gốc rễ, quê hương của mình. Tôi quyết định dang rộng đôi cánh và bay khỏi chiếc lồng xấu xí kia.
Trước khi về với thiên nhiên, tôi lưu luyến ngoảnh lại, cất tiếng ca trong trẻo nhất, thánh thót nhất như món quà cuối cùng dành tặng người bạn nhỏ. Cậu bé cười tươi nhìn theo tôi và hét lên:
- Hãy mang tiếng hót tuyệt vời của mày lan tỏa khắp nơi nhé vì đó chính là tiếng hót của hạnh phúc đấy!
Nhất định khi trở về với núi rừng đại ngàn, tôi sẽ đặt nụ cười rạng rỡ của cậu bé vào trái tim – nụ cười ấy lấp lánh hơn cả ánh mặt trời.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Tôi là một chú gà chọi, tên của tôi là Oanh Liệt – cái tên được cậu chủ đặt bởi những chiến thắng oanh liệt của tôi trong tất cả sới chọi trong làng. Tôi rất thích và tự hào về cái tên ấy.
- Đã lâu rồi tôi không được để ý đến kể từ ngày bọn trẻ trong làng có trò chơi mới
2. Thân bài:
- Ngày đầu tiên được cậu chủ nhận nuôi : miêu tả niềm vui của cậu chủ
- Cuộc sống hàng ngày được cậu chủ chăm sóc : bộ lông, móng và cựa luôn được chăm sóc kĩ càng…
- Những trận đấu và những chiến thắng đầu tiên để có được cái tên Oanh Liệt
- Sự thay đổi trong cuộc sống của “tôi” khi cậu chủ có trò chơi mới
+ Cậu chủ được mẹ mua cho một chiếc máy điện tử vì đã được học sinh giỏi
+ Ngày ngày cậu cùng đám bạn cùng chơi cái máy ấy
+ Tôi không còn được chăm sóc, không được quan tâm (đối lập với trước đây)
- Tâm sự của tôi trong những ngày này : buồn chán, ước mong quay lại ngày trước
- Một ngày, cậu chủ không chơi điện tử nữa, cậu ấy nhìn thấy tôi nằm ủ rũ. Cậu chủ thấy có lỗi với tôi và từ đó cậu không chơi điện tử nữa.
- Tôi và cậu lại cùng nhau ‘‘chinh chiến’’ trong những sới chọi gà.
3. Kết bài: Bây giờ cậu chủ cũng lớn hơn và tôi không còn đủ sức để đi chọi nữa nhưng tôi luôn tự hào về những chiến công mình có được, tự hào về cái tên của mình cũng như tình bạn giữa tôi và cậu chủ.