K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2019

Chọn đáp án D

Tọa độ của điểm cực Tây của nước ta thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Tên tổ chức

Năm thành lập và số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Liên hợp quốc (UN)

24-10-1945

193 thành viên

Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực lớn quốc tế và các mục tiêu chung

- Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố

- Bảo vệ người tị nạn

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội,...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

1945

190 thành viên

Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán

- Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu...

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

1995

164 thành viên

Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuân lợi và minh bạch,  nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên

- Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO.

- Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại.

- Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia

- Hỗ trợ kĩ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

11-1989

21 thành viên

- Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên;

- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực

- Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

- Hình thành cơ chế buôn bán mở cửa toàn cầu

29 tháng 12 2021

TL:

Tham khảo ạ :

- Nhận xét:

Qua biểu đồ, nhận thấy Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày).

Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

HT 

k mình nha 

29 tháng 12 2021

Nhận xét : Qua biểu đồ, nhận thấy Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày).

Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.



 

5 tháng 8 2023

Theo báo Nhân Dân:

Về chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam phá thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị khi đó; chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu ở khu vực, tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương.

Việt Nam tiếp tục có những điều kiện thuận lợi hơn để góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực; phối hợp lập trường và hợp tác với các nước trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp, hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông.

Về kinh tế, Việt Nam có thị trường rộng lớn cho xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN và cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hỗ trợ Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện các cam kết của AEC, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). Các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đi vào hiệu lực tại Việt Nam.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

- Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),....

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan,...

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

Hệ quả tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

       Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ví dụ về biểu hiện khu vực hóa ở Việt Nam:

- Ở liên cấp khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...

- Đầu tư nước ngoài của nước ta tăng nhanh

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới là vì:

+ Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.

+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.

+ Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.