Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Em tự làm
Câu 2 :
`-` Cái răng, cái tóc là góc con người
`+` Nội dung : Tôn vinh giá trị con người, nói lên tính nết tốt đẹp của mỗi con người
`+` Nghệ thuật :
`@` Diễn đạt ngắn gọn hàm xúc.
`@` Sử dụng hình ảnh hoán dụ tạo sinh động cho lời văn.
`-` Một mặt người bằng mười mặt của
`+` Nội dung : nói lên con người, sức khỏe của con người còn quý hơn vàng bạc.
`+` Nghệ thuật :
`@` diễn đạt ngắn gọn , xúc tích.
`@` Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nói quá, nhằm nói lên giá trị con người.
*Nội dung :
-Tục ngữ về con người và xã hội :
+Tôn vinh, coi trọng giá trị con người.
+Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
*Giá trị nghệ thuật :
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa.
- Nội dung hàm súc, cô đọng.
-Có vần , nhịp cho câu văn dễ thuộc , dễ nhớ, dễ vận dụng vào đời sống.
câu 1:
Đặc điểm hình thức của tục ngữ:
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn
- Thường có vần, nhất là vần lưng
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
câu 2:
Tục ngữ | Ý nghĩa |
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất | |
a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. d) Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt. e) Tấc đất tấc vàng h) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống. i) Nhất thì, nhì thục. | Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất |
Những câu tục ngữ về con người và xã hội | |
a) Một mặt người bằng mười mặt của. b) Cái răng, cái tóc là góc con người. c) Đói cho sạch, rách cho thơm. d) Học ăn, học nói, học gói , học mở. e) Không thầy đố mày làm nên. g) Học thầy không tày học bạn h) Thương người như thể thương thân. i) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. k) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. | Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. |
Câu 1:
Đặc điểm hình thức của tục ngữ:
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.
- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
Câu 2:
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
Nghệ thuật có trong câu tục ngữ trên là :
- Điệp ngữ "tấc"
- So sánh ngang bằng "tấc đất" - "tấc vàng"
- Nói quá "tấc đất" - "tấc vàng"
- Nội dung;
khẳng định tầm quan trọng của đất đai
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
- Về đặc điểm ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ như “Tấc đất, tấc vàng” hay “Nhất thì nhì thục”, thể hiện sự đúc kết cô đọng những kinh nghiệm của ông cha ta trải qua bao đời.
- Vần: Tám câu tục ngữ câu nào cũng có vần, đại đa số là vần lưng (vần nằm ở giữa câu) có những câu có tới hai vần. Ví dụ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
Nhất thì, nhì thục
- Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức:
Đêm tháng năm >< Ngày tháng mười
Mau><vắng, nắng >< mưa
==> Qua phép đối đã làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết diễn ra. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.
- Các câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất sinh động, gần gũi với đời sống lao động của người nông dân. Lập luận chặt chẽ giúp câu tục ngữ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, so sánh, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai đối với sản xuất nông nghiệp.
=> Như vậy, bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là sự đúc rút kinh nghiệm, là những kiến thức quý báu cho phát triển nông nghiệp – một ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đó là những bài học có ý nghĩa góp phần phòng tránh thiên tai và phát triển sản xuất.