Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn truyện này nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do bị mù nên Truyện LVT sáng tác là để đọc truyền miệng. Dù các học trò và mọi người có ghi chép lại nhưng nói chung đã lưu truếyn trong nhân gian chủ yếu qua các hình thức nói thơ, kể thơ. Cũng vì thế nên khi mô tả nhân vật tác giả ít chú ý khắc hoạ ngoại hình, cũng ít đi sâu phân tích nội tâm nhân vật. Nhân vật trong LVT thường đặt trong những mối quan hệ xã hội, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình mà tự bộc lộ tính cách ra. Ngoài ra tác giả cũng tỏ thái độ của mình trong việc ca ngợi hay phê phán nhân vật đó.
Gợi ý.
I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.
II. Thân bài.
1. Giải thích
- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.
- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.
- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.
2. Chứng minh
a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".
=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.
b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình
(Phân tích 8 câu cuối)
=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình.
III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.
Học sinh học thuộc đoạn trích, chép lại đúng những câu thơ miêu tả về nhân vật Mã Giám Sinh.
Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian
+ Nhân vật có sự nhất quán trong tính cách từ đầu đến cuối truyện
+ Truyện theo motip ở hiền gặp lành
+ Thể hiện khao khát về công bằng, chân lí