Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Dàn ý chung
I. Mở bài:
Giới thiệu hình tượng những con người đau khổ trong văn học
Chí phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người.
II. Thân bài:
1. Chí Phèo bản chất là người nông dân lương thiện.
Bản tính lương thiện của Chí Phèo:
Là con người lương thiện, làm ăn chân chính…
Tường ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình…
Có lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm…
Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện một lần nữa quay lại:
Nhận biết được âm thanh của cuộc sống: chim hót, tiếng cười nói…
Muốn được hòa nhập với xã hội…
2. Chí Phèo là một người cô độc
Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà cửa…
Từ ngay xuất hiện đã khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
Khi ốm cũng bị cô độc khi không có ai bên cạnh, anh ta sợ cô độc.
3. Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch.
Bi kịch bị tha hóa: Bị đẩy vào tù rồi sau khi ra tù…
Bi lịch bị cự tuyệt quyền làm người…
III. Kết bài:
Nét tiêu biểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo.
Khẳng định hình tượng nhân vật và tác phẩm cùng tên luôn sống mãi trong lòng độc giả.
- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.
- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.
Qua đoạn văn này, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.
Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.
ð Đáp án cần chọn A
Hai dòng thơ cuối thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ.
+ Lẽ thường trong tình yêu là sự ích kỷ, ghen tuông là biểu hiện cao độ của sự ích kỷ đó. Ở đây, nhân vật tôi đã vượt qua thói thường ấy, hướng tới một trái tim trong sáng.
+ Lời chúc phúc chân thành.
=> Lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái.
Mạch cảm xúc đi từ thực tại đến quá khứ; từ tình thương một người con gái đẹp, tài hoa đến thương cho muôn kiếp tài hoa; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình.