K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2017

Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.

13 tháng 7 2017

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

7 tháng 12 2017

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:

"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

....

Biết làm có được mà giám theo."

- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

27 tháng 8 2023

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

9 tháng 12 2019

Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:

Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

...

Biết làm có được mà dám theo

- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới

- Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác

+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ

29 tháng 1 2024

Tham khảo!

Chia đoạn trích thành 3 phần:

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

27 tháng 8 2023

Đoạn trích Trao duyên kể về việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nhờ trả nghĩa Kim Trọng. Đoạn trích thể hiện chủ đề về bi kịch trong tình yêu của người phụ nữ tài sắc nhưng mệnh bạc.

4 tháng 10 2017

- Phần mở đầu ( từ đầu… ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài

- Phần nội dung (tiếp… vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước

- Cho phép tiến cử người hiền

- Cho phép người hiền tiến cử

17 tháng 3 2022

*TK*

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, hồn thơ Xuân Diệu luôn tha thiết gắn bó với thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
"Vội vàng" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8, thể hiện một lòng ham muốn cuồng nhiệt nhưng luôn bị ám ảnh bởi quy luật thời gian và sự hữu hạn của kiếp người.
Đoạn thơ sau đây có lẽ là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ "Vội vàng":
"Của ong bướm...
........ mới hoài xuân"
Đoạn thơ tập trung thể hiện cái nhìn trẻ trung, tươi mới của Xuân Diệu đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Qua đó thể hiện một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Cả đoạn thơ như chất đầy vẻ đẹp của cuộc sống mà mỗi câu thơ là một phát hiện mới mẻ, tinh tế của Xuân Diệu đó là kết tinh của cái đẹp: mật "của ong bướm", "hoa của đồng nội","khúc nhạc tình" của chim yến, chim anh, "mùa xuân của đất trời" và có cả "cặp môi" của người thiếu nữ. Một mùa xuân với vẻ đẹp của tháng giêng tràn đầy sức sống: "ong bướm, hoa cỏ, chim muông, ánh sáng, âm thanh". Tất cả như vừa mới từ cuộc đời tràn vào trong thơ còn đang tươi nguyên sắc màu, còn ấm nóng hơi thở của cuộc sống tác động vào mọi giác quan của người đọc như mời mọc, như quyến rũ. Đoạn thơ như một khúc nhạc liệt với nhịp điệu dồn dập, những câu thơ như cứ tuông thẳng ra từ dòng thác tâm hồn, từ máu thịt của một hồn thơ yêu cuộc sống đến mãnh liệt. Câu nọ cứ tràn sang câu kia, ý nọ tiếp ý kia như một đợt sóng liên tiếp không ngừng, không nghỉ. Những điệp ngữ "này đây" như có một bàn tay đang chỉ vào một sự vật cụ thể mà tính, mà đếm, mà kể cho hết những cái đẹp của cuộc đời. Nó vừa là tiếng reo vui háo hức, vừa là lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu như muốn đem tất cả cái đẹp của trần thế mà trao tặng, mà hiến dâng cho con người, kết cấu của từng câu thơ cũng thường xuyên thay đổi tác giả liên tiếp dùng phép đảo ngữ tạo nên nhịp điệu sôi nổi, háo hức cho cả đoạn thơ.
Đằng sau bức tranh tươi mới của cuộc sống ta bắt gặp một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ của chính nhà thơ. Xuân Diệu nhìn cuộc sống bằng cặp mắt "xanh non", bằng một con mắt trẻ trung đầy ham muốn, đầy khát vọng đó là con mắt thoát ra khỏi cái nhìn ước lệ để nhìn trực tiếp vào cuộc sống, để từ đó nhà thơ có thể phát hiện ra những cái tinh tế, sâu sắc của cuộc sống. Đối với Xuân Diệu cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế. Cuộc sống xung quanh ta rất đẹp, rất quyến rũ và rất đáng sống, không cần phải thoát li thực tại cứ bám chặt lấy mảnh đất trần thế mà tận hưởng cho hết cái đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho con người đây là một quan niệm sống rất nhân văn.
Quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ cũng xuất phát từ tính nhân văn, chủ nghĩa nhân văn. Trong văn học trung đại, các nhà thơ coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp cho nên họ miêu tả cái đẹp của con người bằng cái đẹp của thiên nhiên. Còn các nhà thơ mới như Xuân Diệu coi con người là chuẩn mực của cái đẹp nên miêu tả cái đẹp của thiên nhiên bằng cái đẹp của con người, chính vì vậy mà Xuân Diệu đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt mĩ:
"Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Nhà thơ có một cách so sánh táo bạo, mới mẻ:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Cái đẹp, cái hấp dẫn của tháng giêng, của mùa xuân qua cách so sánh của Xuân Diệu càng trở nên cụ thể, thậm chí rất vật chất.
Hai câu cuối đoạn thơ:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Thể hiện ý tưởng đoạt lấy sự sống, đoạt lấy thời gian tranh thủ để tận hưởng hạnh phúc lớn nhất của con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ & tình yêu.
Đoạn thơ đã huy động hàng loạt từ ngữ, hình ảnh đẹp giàu sức gợi tả, giọng thơ sôi nổi, vui tươi đầy sức lôi cuốn.
Đoạn thơ này nói riêng và cả bài thơ nói chung thể hiện rất rõ cái tôi của Xuân Diệu: một cặp mắt xanh non háo hức, một trái tim sôi nổi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, một quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: lấy con người, tuổi trẻ & tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp.

 
17 tháng 3 2022

ham khảo 

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, hồn thơ Xuân Diệu luôn tha thiết gắn bó với thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
"Vội vàng" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8, thể hiện một lòng ham muốn cuồng nhiệt nhưng luôn bị ám ảnh bởi quy luật thời gian và sự hữu hạn của kiếp người.
Đoạn thơ sau đây có lẽ là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ "Vội vàng":
"Của ong bướm...
........ mới hoài xuân"
Đoạn thơ tập trung thể hiện cái nhìn trẻ trung, tươi mới của Xuân Diệu đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Qua đó thể hiện một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Cả đoạn thơ như chất đầy vẻ đẹp của cuộc sống mà mỗi câu thơ là một phát hiện mới mẻ, tinh tế của Xuân Diệu đó là kết tinh của cái đẹp: mật "của ong bướm", "hoa của đồng nội","khúc nhạc tình" của chim yến, chim anh, "mùa xuân của đất trời" và có cả "cặp môi" của người thiếu nữ. Một mùa xuân với vẻ đẹp của tháng giêng tràn đầy sức sống: "ong bướm, hoa cỏ, chim muông, ánh sáng, âm thanh". Tất cả như vừa mới từ cuộc đời tràn vào trong thơ còn đang tươi nguyên sắc màu, còn ấm nóng hơi thở của cuộc sống tác động vào mọi giác quan của người đọc như mời mọc, như quyến rũ. Đoạn thơ như một khúc nhạc liệt với nhịp điệu dồn dập, những câu thơ như cứ tuông thẳng ra từ dòng thác tâm hồn, từ máu thịt của một hồn thơ yêu cuộc sống đến mãnh liệt. Câu nọ cứ tràn sang câu kia, ý nọ tiếp ý kia như một đợt sóng liên tiếp không ngừng, không nghỉ. Những điệp ngữ "này đây" như có một bàn tay đang chỉ vào một sự vật cụ thể mà tính, mà đếm, mà kể cho hết những cái đẹp của cuộc đời. Nó vừa là tiếng reo vui háo hức, vừa là lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu như muốn đem tất cả cái đẹp của trần thế mà trao tặng, mà hiến dâng cho con người, kết cấu của từng câu thơ cũng thường xuyên thay đổi tác giả liên tiếp dùng phép đảo ngữ tạo nên nhịp điệu sôi nổi, háo hức cho cả đoạn thơ.
Đằng sau bức tranh tươi mới của cuộc sống ta bắt gặp một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ của chính nhà thơ. Xuân Diệu nhìn cuộc sống bằng cặp mắt "xanh non", bằng một con mắt trẻ trung đầy ham muốn, đầy khát vọng đó là con mắt thoát ra khỏi cái nhìn ước lệ để nhìn trực tiếp vào cuộc sống, để từ đó nhà thơ có thể phát hiện ra những cái tinh tế, sâu sắc của cuộc sống. Đối với Xuân Diệu cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế. Cuộc sống xung quanh ta rất đẹp, rất quyến rũ và rất đáng sống, không cần phải thoát li thực tại cứ bám chặt lấy mảnh đất trần thế mà tận hưởng cho hết cái đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho con người đây là một quan niệm sống rất nhân văn.
Quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ cũng xuất phát từ tính nhân văn, chủ nghĩa nhân văn. Trong văn học trung đại, các nhà thơ coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp cho nên họ miêu tả cái đẹp của con người bằng cái đẹp của thiên nhiên. Còn các nhà thơ mới như Xuân Diệu coi con người là chuẩn mực của cái đẹp nên miêu tả cái đẹp của thiên nhiên bằng cái đẹp của con người, chính vì vậy mà Xuân Diệu đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt mĩ:
"Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Nhà thơ có một cách so sánh táo bạo, mới mẻ:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Cái đẹp, cái hấp dẫn của tháng giêng, của mùa xuân qua cách so sánh của Xuân Diệu càng trở nên cụ thể, thậm chí rất vật chất.
Hai câu cuối đoạn thơ:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Thể hiện ý tưởng đoạt lấy sự sống, đoạt lấy thời gian tranh thủ để tận hưởng hạnh phúc lớn nhất của con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ & tình yêu.
Đoạn thơ đã huy động hàng loạt từ ngữ, hình ảnh đẹp giàu sức gợi tả, giọng thơ sôi nổi, vui tươi đầy sức lôi cuốn.
Đoạn thơ này nói riêng và cả bài thơ nói chung thể hiện rất rõ cái tôi của Xuân Diệu: một cặp mắt xanh non háo hức, một trái tim sôi nổi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, một quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: lấy con người, tuổi trẻ & tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp.