K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn. chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ. Vách được lixnhin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước bên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển  di chuyển bên trong. Các ống xếp sít nhau cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách: lỗ bên của một ống  khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.
 

22 tháng 4 2017

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn. chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ. Vách được linlin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước hên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nhựa nguyên di chuyển bên trong. Các ống xếp sít nhau cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.

27 tháng 5 2019

Đáp án B

(1) sai, mạch rây là dòng đi xuống.

(2) sai, tốc độ vận chuyển trong mạch gỗ nhanh hơn.

(3) đúng

(4) đúng

(5) đúng, sản phẩm quang hợp được vận chuyển tới cơ quan dự trữ hoặc sử dụng.

22 tháng 4 2017

- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu cao).

- Khác với sự hấp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường đất nơi nồng độ của ion cao vào rễ nơi nồng độ của ion độ thấp).

+ Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ: ion kali (K+) di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...)


 

22 tháng 4 2017

Trả lời:

- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).

- Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).

+ Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).


22 tháng 4 2017

Sự chênh lệch về áp suất thẩm thâu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...).

1. Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây khác với các động vật còn lại?A. Cá sấu B. Cá đuối C. Cá heo D.Cá voi2.Có bao nhiêu phát biểu đúng về hệ tuần hoàn của cá xương?(1) có dịch tuần hoàn là máu, (2) mạch máu gồm động mạch và tĩnh mạch, (3) máu đi nuôi cơ thể là máu pha, (4) máu chảy trong động mạch với vận tốc và áp lực thấp.A.4 B.3 C.1 D.23.Điểm sai khác...
Đọc tiếp

1. Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây khác với các động vật còn lại?

A. Cá sấu B. Cá đuối C. Cá heo D.Cá voi

2.Có bao nhiêu phát biểu đúng về hệ tuần hoàn của cá xương?

(1) có dịch tuần hoàn là máu, (2) mạch máu gồm động mạch và tĩnh mạch, (3) máu đi nuôi cơ thể là máu pha, (4) máu chảy trong động mạch với vận tốc và áp lực thấp.

A.4 B.3 C.1 D.2

3.Điểm sai khác lớn nhất giữa hệ tim mạch người và hệ tim mạch cá là?

A. người có hệ tuần hoàn kín, cá có hệ tuần hoàn hở

B. các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất

C. ở cá, máu được ôxi hóa khi qua nền mao mạch mang

D. người có 2 vòng tuần hoàn còn cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn

4. Cơ chế cân bằng pH nôin môi của hệ đệm là

A.Bổ sung thêm ion H+ để trung hòa ion OH- dư thừa trong máu

B. bổ sung thêm ion H+ OH- vào trong máu

C. bổ sung thêm ion OH- để trung hòa ion H+ dư thừa trong máu

D. lấy đi ion H+ hoặc OH- khi các ion này dư thừa trong máu

5. Ở người bình thường, lao động nặng ở những thời điểm xa bữa ăn, khi lượng glucôzơ trong máu ỉam, quá trình nào sau đây diễn ra?

A. Tụy tiết insulin chuyển hóa glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu

B. Tụy tiết glucagôn chuyển hóa glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu

C. Tụy tiết glucagôn chuyển hóa glucôzơ trong máu thành glicôgen dự trữ ở gan

D. Tụy tiết insulin chuyển hóa glucôzơ trong máu thành glicôgen dự trữ ở gan

6.pH nội môi được duy trì ổn định nhờ (1.phối, 2.thận, 3.gan, 4.hệ đệm):

A.1,3,4 B.1,2,4 C.2,3,4 D.1,2,3,4

7. Ở cơ thể động vật bình thường, khi huyết áp tăng cao trung khu điểu hòa tim mạch ở hành não điều khiển cơ quan thực hiện làm giảm huyết áp bằng cách:

A. giảm nhịp tim, co mạch máu

B. tăng nhịp tim, dãn mạch máu

C. giảm nhịp tim, dãn mạch máu

D. tăng nhịp tim, co mạch máu

0
8 tháng 5 2018

Nội dung I đúng. Khi lượng nước bên ngoài môi trường đã bão hòa, nước không thoát ra được, ở những cây thân thảo thấp áp suất rễ đủ mạnh sẽ đẩy nước qua lá gây nên hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

Nội dung II sai. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ rễ xuống lá.

Nội dung III đúng. Các chất dự trữ ở cây chủ yếu do lá tổng hợp, theo mạch rây đưa xuống củ.

Nội dung IV đúng. Lực do thoát ở lá là động lực trên kéo dòng mạch gỗ đi từ rễ lên lá.

Vậy có 3 nội dung đúng.
Chọn C

22 tháng 4 2017

Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...)

12 tháng 4 2017

      Các động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn là:

      - Áp suất rễ (bơm đẩy đầu dưới): là lực đẩy nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.

      - Sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên): do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá, cứ như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên.

      - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: các phân tử nước có tính phân cực nên chúng “kéo theo” nhau và các phân tử nước cũng liên kết với vách mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ đến lá cây.

14 tháng 7 2023

Đáp án đúng là: C.

A – Sai.  Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu.

B – Sai. Nước và các chất khoáng hòa tan được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ của thân từ rễ lên lá.

D – Sai. Quá trình thoát hơi nước ở lá được thực hiện chủ yếu qua khí khổng.