Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, nắm độc quyền vũ khí hạt nhân. Dựa vào tiềm lực kinh tế- quân sự đó, chính phủ Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
- Kinh tế:
+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.
+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.
- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử
Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng
2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng
4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.
I. Nước Mĩ
1. Về kinh tế
* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).
Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).
Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.
– Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:
Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
* Giai đoạn 1973 – 1991: suy thoái.
Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn
Năm 1983, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so với trước.
* Giai đoạn 1991 – 2000:
Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.
2. Về khoa học – kĩ thuật
– Là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
– Là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô-ben.
* Về Kinh tế : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%).
- Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh –Pháp – CHLB Đức-Italia – Nhật cộng lại.
- Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới.
- Nắm hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển.
- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
=> Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
* Những nhân tố (nguyên nhân) phát triển:
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao.
+ Lợi dụng chiến tranh, thu lợi nhờ buôn bán vũ khí.
+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả trong và ngoài nước.
+ Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước.
* Về khoa học – kĩ thuật:
- Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
- Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong chế tạo công cụ sản xuất, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và cách mạng xanh.
Đáp án A
Thành tựu về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
– Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tính tự động).
– Sáng tạo ra nhiều vật liệu mới (Pôlime, vật liệu tổng hợp).
– Sáng tạo ra nhiều năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch).
– Chinh phục vũ trụ (đưa con người lên Mặt trăng năm 1969) và đi đầu trong “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
Đáp án C
Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ
Đáp án B
Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Đáp án D
Mĩ là nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý => thu lợi nhuận cao nhất.
Đáp án C
Trong quan hệ với các nước đồng minh, Mĩ sử dụng chính sách ngoại giao “Cây gậy và củ cà rốt”. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng. Một chính sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt (kinh tế hoặc quân sự).
Đáp án C
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bên cạnh sự đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, Mĩ còn nằm cách xa chiến trường châu Âu nên có điều kiện hòa bình để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.