K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2016

- Bệnh lao, sốt rét, dịch tả, ung thư, tim mạch, huyết áp… Đặc biệt là đại dịch AIDS. 
- Các dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp sự sống của nhân loại Þ Cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác để ngăn chặn đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo. 

Trách nhiệm của công dân. 

Là HS cần: 
+ Tích cực rèn luyện thân thể luyện tập TDTT, giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ. 
+ Sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn XH, tránh xa những hành vi gây hại cuộc sống bản thân, gia đình và XH. 
+ Tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng tránh những bệnh hiểm nghèo, phòng chống ma tuý

8 tháng 5 2016

bài này môn GDCD ạ :( chs qua ngớ ngẩn ><

4 tháng 5 2022

Tham khảo

1  vì họ virus corona vốn dĩ chủ yếu gây ra bệnh đường hô hấp. Các triệu chứng đầu tiên khi nhiễm virus Corona tương tự bệnh cúm thông thường: sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn là tử vong trong thời gian ngắn.

→→ Vì bệnh này có tốc độ sinh sản , nhân đôi và lây nhiễm nhanh từ người sang người

−- Con đường lây truyền là đường gì ??

→→ Con đường lây truyền ::

++ Đường hô hấp

++ SARS lây qua con đường không kh

Vì các bệnh do virut này có tốc độ sinh sản,nhân đôi và lây lan nhanh từ người sang người . Chúng luôn biến đổi hệ gen khiến người ta không thể trong 1 thời gian ngắn có thể điều chế vacxin được vì vậy mà số người nhiễm gia tăng nhanh chóng trờ thành 1 đại dịch 

 
8 tháng 11 2023

COVID-19 là một bệnh hô hấp cấp tính do một loại coronavirus mới SARS-CoV-2 gây ra. Virus SARS-CoV-2 có con đường lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc như:

- Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.

- Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.

→ Vì vậy, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang sẽ có tác dụng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.

9 tháng 11 2023

Việc ứng dụng các thành tựu của sinh học được xem là giải pháp quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề như môi trường, sức khỏe của con người là vì: Sinh học là môn khoa học về sự sống. Các nhà nghiên cứu luôn đặt ra câu hỏi về các vấn đề xung quanh thế giới sống và tìm kiếm các câu trả lời phù hợp dựa trên cơ sơ khoa học. Kết quả của các nghiên cứu là những thành tựu mang tính phù hợp và tính giải quyết cao đối các vấn đề môi trường, sức khỏe của con người. Trong đó:

- Đối với môi trường: Nhờ những nghiên cứu về sinh học, con người chủ động dùng vi sinh vật để xử lí nước thải, xử lí dầu tràn trên biển, phân hủy rác thải để tạo phân bón,…, tạo ra xăng sinh học,…

- Đối với sức khỏe con người: Sinh học đóng góp vai trò quan trọng trong nghiên cứu y học như liệu pháp gene nhằm chữa trị các bệnh liên quan đến sai hỏng vật chất di truyền, trị liệu bằng tế bào gốc, điều trị ung thư,…, tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị nhiều bệnh nguy hiểm đối với con người,…

22 tháng 3 2023

- Các cơ chế gây bệnh của virus:

+ Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.

+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

- Biện pháp để phòng chống virus SARS-CoV-2: Tiêm vaccine để kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp 5k để đảm bảo an toàn sức khỏe.

26 tháng 5 2017

tại vì hiện nay công nghệ hiện đaị và tiên tiến nên mỗi khi phát hiện bệnh dịch thì người ta sẽ ngăn chặn rất nhanh và kịp thời cho nên bây giờ ít thấy bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh như hồi xưa nữa.

Hk tốt

1. Vì sao nói AIDS là nguy hiểm, không có vacxin và thuốc trị? 

Căn bệnh này có nguồn gốc là do virut có vật chất di truyền là ARN ; phân tử ARN có khả năng phiên mã ngược thành ADN sau đó ADN này cài xen vào ADN của người . Vì vật mà đến hiện tại thì căn bệnh HIV này vẫn chưa thể điều trị tận gốc được mà vẫn chỉ sử dụng thuốc để duy trì sự sống con người .

2 Biện pháp phòng chống virut?

Muốn tránh bệnh do virus cần tiêm vaccine, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét…) giữ môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

3. So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

- Tính đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

- Khả năng ghi nhớ:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

- Thời gian đáp ứng:

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

- Tính hiệu quả:

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

4. Tại sao xung quanh chúng ta và cơ thể chúng ta có nhiều sinh vật gây bệnh nhưng không gây bệnh?

Vì cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, gồm có:

- Miễn dịch không đặc hiệu: Da, nước mắt, nước bọt, nhung bao, chất nhầy có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; bạch cầu, dịch phá hủy có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên tương ứng) và miễn dịch tế bào (nhờ tế bào T độc diệt các mầm bệnh).



 

1) Vì sao ở các vùng nam cực bắc cực vẫn có các vi sinh vật sống à sinh trưởng bình thường? 2) Vì sao tính kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh có liên quan đến màng nhầy? 3) Vì sao hộp thịt, hộp đựng mứt bị phồng lên biến dạng? 4) Tại sao khi nhân giống men rượu người ta cần cung cấp oxi, còn khi lên men rượu có cần cung cấp oxi không? hãy giải thích hai vấn đề trên? 5) Vì sao sốt...
Đọc tiếp

1) Vì sao ở các vùng nam cực bắc cực vẫn có các vi sinh vật sống à sinh trưởng bình thường?

2) Vì sao tính kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh có liên quan đến màng nhầy?

3) Vì sao hộp thịt, hộp đựng mứt bị phồng lên biến dạng?

4) Tại sao khi nhân giống men rượu người ta cần cung cấp oxi, còn khi lên men rượu có cần cung cấp oxi không? hãy giải thích hai vấn đề trên?

5) Vì sao sốt được xem là một phản ứng miễn dịch tự nhiên khi cơ thể bị nhiễm khuẩn?

6) Vì sao virut có vật chất di truyền là ARN thì khó bị tiêu diệt hơn?

7) tại sao khi chế biến nước mắm người ta không loại bỏ ruột cá?

8) Trong quá trình muối chua rau củ, có thao tác chần rau củ qua nước nóng trước khi ngâm rau củ vào nước muối. Thao tác này nhằm mực đích gì?

9) Trình bày các hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn ?. Nội bào tử có phải hình thức sinh sản củ vi khuẩn hay không?

10) Vì sao trong các loại thuốc kháng vi sinh vật gây bệnh thì các loại thuốc kháng vi khuẩn có số lượng lớn và có tính đa dạng cao, trong khi đó các loại thuốc kháng virut có hiệu quả thì rất ít?

cảm ơn mọi người .
Mình cần gấp lắm.

4
25 tháng 2 2019

2) Vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ có thành tế bào là thành peptidoglican. Tuy vậy không phải thành PDG(peptidoglican) của vk nào cũng giống nhau, dựa vào độ dày, cấu tạo và tính bắt màu thuốc nhuộm mà vi khuẩn chia làm hai loại Gram âm và Gram dương. Loại vi khuẩn mà bạn nhắc đến trong câu hỏi là vi khuẩn Gram âm có thành PDG mỏng nhưng lại có thêm lớp màng ngoài chứa lipopolisaccarit ( đây chính là nội độc tố của vi khuẩn). Từ đó có thể suy ra tính kháng nguyên của vi khuẩn là phụ thuộc vào sự có mặt của màng nhầy.

Đây chỉ là suy nghĩ của mình, mình cũng chưa tìm hiểu kĩ lắm nên có thể có sai sót