Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
a/ Hiện trạng sử dụng đất
- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.
- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.
b/ Suy thoái tài nguyên đất
- Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).
c/ Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất
Đáp án: B
Giải thích: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.
Tham khảo
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta là do
- việc rộng diện tích đất canh tác.
- Chặt phá rừng lấy củi; khai thác quá mức số cho nhu cầu công nghiệp và dân dụng, cho xuất khẩu,...
- Tập quán du canh, du cư: tình trạng đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến ở nhiều nơi.
Đáp án D
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do:
- Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc đem lại lượng nhiệt lớn => tính nhiệt đới => loại B
- Khu vực có gió mùa điển hình của châu Á với 2 mùa gió => tính gió mùa => loại A
- Đường bờ biển kéo dài, tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn với nguồn dự trữ nguồn nhiệt, ẩm dồi dào => tính ẩm => loại C
Như vậy, hình dạng lãnh thổ kéo dài không phải là nguyên nhân tạo nên tính nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta
- Biểu hiện:
+ Tính chất nhiệt đới: tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao: >20o C (trừ vùng núi cao); nhiều nắng: tổng số giờ năng: 1400-3000giờ/năm.
+ Tính ẩm: những sườn đón gió biển hoặc núi cao lượng mưa trung bình: 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí cao > 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
+ Gió mùa: qunah năm nước ta có hoạt động của gió mùa: gió mùa mùa đông thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau, làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh. Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng V đến tháng X. Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho cả nước.
- Nguyên nhân:
+ Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có MT 2 lần lên thiên đỉnh.
+ Nhờ tác động của biển Đông, cùng các khối khí di chuyển qua biển, kho đến nước ta gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn.
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong BBC hoạt động quanh năm. Mặt khác khí hậu VN còn chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át gió tín phong; vì vậy tín phong chỉ thổi xen kẽ gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giũa 2 mùa gió.
Đáp án: C
Giải thích:
- Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa,…
- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn theo mùa và nước ta có địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, có độ dốc lớn nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…
- Xói mòn nhiều là một biểu hiện của suy thoái đất, không phải nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất ở nước ta.