Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương
+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.
+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng
+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.
+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.
4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng
+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.
- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:
+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.
Học tốt :)
Gợi em liên tưởng đến nhân vật Thị Kính trong vở chèo cổ Quan âm Thị Kính
So sánh:
Vũ Nương:bị chồng nghi oan có gian díu,có tình cảm với người đàn ông khác khi mình đi lính hoặc là bị chồng gán cho tội ''Hồng hạnh vượt tường''.....(bạn tự so sánh nhé)
Thị Kính:bị nghi có ý định mưu hại chồng,rồi bị nhà chồng đuổi về nhà mẹ đẻ(bạn tụ so sánh nhé)
thích cách để vũ nương tắm gội chay sạch... hơn. vì nó k thô như câu đầu
Mở đoạn: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương.
Vẻ đẹp của Vũ Nương: là cô gái xinh đẹp, tư dung tốt đẹp, thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.
- Số phận bi kịch của Vũ Nương
Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.
→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.
Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.
Tham khảo: Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Chọn đáp án: D.
Giải thích: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện góp phần làm cho chuyện trở nên huyền bí hơn.