Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam:
- Khoảng 4.000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
- Thuật luyện kim và nghề trồng lúa đã tạo nên năng suất lao động cao. Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.
* Nêu những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy ở Việt nAm
- Văn hóa phùng Nguyên:
+ Thời gian: Đầu thiên niên kỷ II TCN.
+ Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà nội, hải phòng.
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá.
+ Đời sống tinh thần. LÀm đồ trang sức nhiều loại; tục chon người chết nơi cư trú…
- Văn hóa Sa Huỳnh:
+ Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3.000-4000 năm
+ Địa bàn: Quảng nAm, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, KhánhHòa.
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.
+ Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh; tục thiêu xác chết.
- Văn hóa Đồng Nai:
+ Địa bàn: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí mInh, An Giang, kiên giang. Cần Thơ….
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.
Cách ngày nay khoảng 4.000 năm, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai…đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là cơ sở, tiền để đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội – công xã thị tộc giải thể, quốc gia và nhà nước ra đời sau đó.
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.
Chọn C