Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích:
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975.
Sự kiện nào chủ yếu diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới? *
Thành lập Quân đội quốc gia.
Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
Đáp án B
Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Đáp án D
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu 1 :
Chủ trương của Đảng được đề ra tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) :
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, xác định:
+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Khẩu hiệu:
● Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.
● Thay khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
+ Mặt trận: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.
2. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)
- Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị xác định:
+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: khẳng định là giải phóng dân tộc.
+ Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.
+ Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Mặt trận: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. Thay tên các Hội phản đế thành hội Cứu quốc, giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào, Campuchia.
+ Hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang: là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.
Chú ý:
Liệt kê chủ trương của Đảng tại hai Hội nghị này thông qua các tiêu chí cụ thể như:
- Nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt.
- Khẩu hiệu.
- Mặt trận.
- Hình thức, phương pháp đấu tranh,…
Câu 2 :
Dưới ánh sáng Nghị quyết Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945) và chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), cả nước dấy lên một Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi, mạnh mẽ.Ngày 11/3/1945 tại Ba Tơ (Quảng Ngãi), một số tù chính trị thoát khỏi nhà lao, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, chiếm được đồn Ba Tơ, xây dựng căn cứ cách mạng Ba Tơ. Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên giành được thắng lợi.
Tại vùng căn cứ địa, các lực lượng vũ trang của ta (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội cứu quốc quân) đã chặn đánh quân địch, chiếm đồn địch, tuyên truyền phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. Nhiều nơi quần chúng đã thành lập được chính quyền cách mạng dưới hình thức UBND và Ủy ban cách mạng. Tiêu biểu nhất là sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Tại các đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn, liên tục nổ ra nhiều cuộc mít tinh, biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhiều khẩu hiệu đấu tranh xuất hiện: “Bất hợp tác với giặc Nhật”, “Không đi phu, đi lính cho Nhật”, “Không đóng thuế cho Nhật”...
Tại các vùng nông thôn, “Phong trào phá kho thóc của giặc Nhật chia cho dân nghèo” đã được đông đảo quần chúng hưởng ứng, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh - nơi đang xảy ra nạn đói nghiêm trọng).
Từ những ngày đầu tháng Tám 1945, Cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Tại các thành phố lớn, truyền đơn, biểu ngữ, khẩu hiệu chống Nhật, cờ đỏ búa liềm, cờ đỏ sao vàng bí mật xuất hiện khắp nơi, nhiều tên Việt gian bị trừ khử.
Nhìn chung quần chúng đã sẵn sàng, chỉ còn chờ đón cơ hội là sẽ đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta. Qua cao trào, quần chúng được chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức để khởi nghĩa giành chính quyền, tạo tiền đề thúc đẩy thời cơ khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
Đáp án là A.