K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

*Địa hình

-Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, công nhận năm 2003),...

-Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dường. Điển hình là các bãi biển: Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

-Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,...

*Tài nguyên khí hậu

-Khí hậu nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.

-Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.

*Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.

-Hệ thông sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể,...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.

-Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.

*Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

*Di tích văn hoá - lịch sử:

-Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cô đô Huê (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

*Các lễ hội truyền thống:

Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi liếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Ooc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).

*Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận),...

*Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...

17 tháng 2 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình (2 di sản thiên nhiên thế giới, 125 bãi biển, 200 hang động).

- Khí hậu (đa dạng, phân hoá); nước (sông, hồ, nước nóng và nước khoáng).

- Sinh vật (hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thuỷ hải sản).

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di tích (4 vạn, trong đó có 2,6 nghìn được xếp hạng; có nhiều các di sản văn hoá thế giới vật thể và phi vật thể...).

- Lễ hội: quanh năm, tập trung vào mùa xuân, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.

- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực.

6 tháng 12 2017

HƯỚNG DẪN

a) Chứng minh

- Di tích văn hoá - lịch sử: 4 vạn, tiêu biểu là các di sản văn hoá thế giới (thiên nhiên, văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, hỗn hợp; các công viên địa chất toàn cầu: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng...).

- Lễ hội quanh năm ở hầu khắp đất nước, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.

- Giàu tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian, ẩm thực; nhiều làng nghề truyền thống...

b) Giải thích

- Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được khám phá và đưa vào sử dụng (Ví dụ: động Son Đoòng ở Phong Nha, Quảng Bình...). Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

- Việc tham gia sâu vào toàn cầu hoá tạo điều kiện mở rộng việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế; chính sách mở cửa, an ninh chính trị ổn định, môi trường hoà bình... thu hút nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam.

- Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng, làm cho khách du lịch nội địa tăng.

- Thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước, chất lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện...

2 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

- Tổng sản lượng thuỷ sản liên tục tăng từ 2250,5 nghìn tấn (năm 2000) lên 4197,8 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,86 lần. Sản lượng thuỷ sản bình quân đầu người đạt 49,3 kg (năm 2007).

- Khai thác thuỷ sản:

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục tăng từ 1660,9 nghìn tấn (năm 2000) lên 2074,5 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,25 lần.

+ Tất cả các tỉnh ven biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Định,...

- Nuôi trồng thuỷ sản:

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ngày càng tăng nhanh từ 589,6 nghìn tấn (năm 2000) lên 2123,3 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 3,6 lần.

+ Hiện nay, nhiều loại thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm (tôm sú, tôm càng xanh,...) và các loại cá.

+ Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre,...

- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

- Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh hơn.

26 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

3 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh

- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.

+ Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp, có các Di sản Thiên nhiên Thế giới nổi tiếng: vịnh Hạ Long, động Phong Nha.

+ 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.

- Khí hậu đa dạng, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển du lịch khắp mọi miền đất nước quanh năm.

- Tài nguyên nước

+ Nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể; các hồ nhân tạo: Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) trở thành các điểm tham quan du lịch.

+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng có ở nhiều nơi thu hút du lịch.

- Tài nguyên sinh-vật

+ Có hơn 30 vườn quốc gia và nhiều khu dự trữ sinh quyển.

+ Nhiều động vật hoang dã, thuỷ hải sản...

b) Hạn chế

- Một số tài nguyên địa hình, nước, sinh vật... còn khó khăn trong khai thác, hoặc chi phí khai thác lớn.       

- Một số tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường một số nơi bị ô nhiễm (biển, sông, hồ...).

- Khí hậu: Trong năm có những thời gian khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão, lũ lụt...).

7 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng:

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt... làm nhiên liệu để phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.

+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crôm, thiếc, chì, kẽm... để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit, pirit, phôtphorit... để phát triển công nghiệp hóa chất.

+ Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi... để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Nguồn thủy năng phong phú ở sông, suối... làm cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện).

- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; từ đó cung cấp nguyên liệu dồi dào và phong phú để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

21 tháng 11 2019

HƯỚNG DẪN

− Tài nguyên khoáng sản

+ Nguồn muối vô tận.

+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng muối công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).

+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa)

− Nguồn lợi sinh vật biển

+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).

+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)

27 tháng 2 2016

Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau :

a) Vị trí địa lí thuận lợi

- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc

    + Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)

    + Nằm trong trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn tăng trưởng kinh tế Bắc bọ

- Vị trí thủ đô :

    + Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước.

    + Có sức hút đối với du khách

b) Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú và đa dạng

* Tài nguyên nhân văn

- Đây là nơi hình thành nhà nước Âu Lạc, là thủ đô của nước ta từ năm 1010 vào thời Lí ( khi đó có tên là Thăng Long)

- Hà Nội là mảnh đất địa linh nhân kiêt, tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, với mật độ các di tích vào loại hàng đầy của cả nước. Các di tích tiêu biểu là : Văn Miếu- Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Thăng Long, Hồ Gươm, chùa Một Cột, gò Đống Đa, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, các đền chùa,..

- Tập trung nhiều lễ hội, nhất là vào mùa xuân

- Có nhiều làng nghề truyền thống : gốm, sứ (Bát Tràng), lụa (Vạn Phúc), vàng (Định công), đúc đồng (Ngũ Xẫ),..

- Có nhiều đặc sản nổi tiếng : Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, rượu Kẻ Mơ (Hoàng Mai), bánh cuốn (Thanh Trì), cốm làng Vòng (Cầu Giấy), chả cá (Lã Vọng)

* Tài nguyên tự nhiên

- Có các hồ đẹp : Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,

- Một số danh lam thắng cảnh

* Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng

- Theo quốc lộ 1 : Vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình)

- Theo quốc lộ 2 : Hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng ( Phú Thọ)

- Theo quốc lộ 3 : Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)

- Theo quốc lộ 5 : Hải Phòng, Hạ Long, Bái Tử Long

- Theo quốc lộ 6 : thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)

c) Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất cả nước

* Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền đất nước và các nưóc trên thế giới. Có sân bay quốc tế Nội Bài

- Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch : đường oto, đường sắt, đường hàng không, đường sông,..)

- Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo

* Cơ sở vật chất - kỹ thuật

- Cơ sở lưu trú : có nhiều khách sạn quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deawoo, Nikko, Horison, Hilton, Melia, Sheraton, Sofitel, Metropol,..)

- Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới.

- Đôi ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao

d) Những nguyên nhân khác

- Chủ trương của thành phố : coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn

- Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế

21 tháng 7 2019

HƯỚNG DẪN

Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Địa hình đồi gồm bán bình nguyên và đồi trung du. Mỗi vùng địa hình có những đặc điểm khác nhau.

a) Vùng núi Đông Bắc

- Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

- Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

- Có các khu vực rõ rệt:

+ Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Cao nhất nước.

- Hướng núi: tây bắc - đông nam.

- Có 3 dải địa hình song song:

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Khu vực núi núi thấp.

- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

- Đặc điểm hình thái:

+ Hẹp ngang; có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

+ Hai đầu nâng cao (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối thấp Quảng Trị); cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

d) Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên

- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào.

- Trường Sơn Nam

+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ; có những đỉnh núi cao trên 2000m như: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bi Doup (2287m, Lang Biang (2167m)... Nối giữa hai khối núi này là vùng núi thấp kéo dài từ Bình Định đến Phú Yên.

+ Hai sườn đối xứng nhau rõ rệt: Phía tây thoải về phía các cao nguyên Tây Nguyên, phía đông dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.

+ Hướng núi: Khối núi Kon Tum (hướng tây bắc - đông nam) liền với mạch núi từ Bình Định đến Phú Yên (hướng bắc nam), nối với khối núi cực Nam Trung Bộ (hướng đông bắc - tây nam) tạo thành một vòng cung lưng lồi về phía Biển Đông.

- Cao nguyên

+ Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).

+ Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.

e) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ gồm các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.

- Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.