K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2017

a) l hoặc n:

    Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn , chắc nịch . Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

b) an hoặc ang:

 - Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi

   - Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

11 tháng 12 2020

cậu lấy bài của mình à

20 tháng 2 2018

6.

Núi đồi: danh từ

Rực rỡ: tính từ

Chen chúc: động từ

Vườn: danh từ 

Dịu dàng: tính từ

Ngọt: tính từ

Thành phố: danh từ

Ăn: động từ

Đi đứng: động từ

7.

b) Danh từ: chú chuồn chuồn nước, cánh, cái bóng chú, mặt hồ, 

Động từ: tung, bay vọt lên, lướt, trải rộng

Tính từ: nhỏ xíu, nhanh, rộng mênh mông

1/ Cho đoạn văn sau: Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khều từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.a/ Em hãy xác định câu kể Ai làm gì trong đoạn...
Đọc tiếp

1/ Cho đoạn văn sau: Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khều từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

a/ Em hãy xác định câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………….

b/Gạch dưới chủ ngữ 1 gạch và vị ngữ 2 gạch trong câu kể Ai làm gì em vừa tìm được.

2/Cho câu: “Xe lu lăn chậm chạp trên đường.” Danh từ là:…………………………. Động từ là:………………………….

3/Gạch dưới tính từ trong câu văn sau: Chị Chấm có một thân hình nở nang rất cân đối.

4/ Tìm tính từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Mẹ em nói năng rất……………………………….. Bạn Hà xứng đáng là người em …………………..trò ……………… Trên đường phố, người và xe đi lại………………………..

5/ Đặt 1 câu kể Ai thế nào để nói về người thân. ………………………………………………………………………………………………….

6/ Đặt 1 câu có dùng hình ảnh so sánh nói về cây cối ………………………………………………………………………………………………….

7/ Đặt 1 câu có dùng hình ảnh nhân hóa nói về thiên nhiên ………………………………………………………………………………………………….

1
22 tháng 2 2020

a. Câu kể AI làm gì? trong đoạn văn là:

- Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh.

- Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khều từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc.

- Không quản đêm khuya, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay.

b. 

- Giữa đêm khuya, Sói vợ / mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh.

                                   C                        V

- Bác sĩ Gõ Kiến / kiên trì khều từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc.

          C                                                 V

- Không quản đêm khuya, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến / đến ngay.

                                                                   C                  V

2. Trong câu "Xe lu lăn chậm chạp trên đường" có danh từ là xe lu, đường; động từ là lăn.

3. Tính từ trong câu "Chị Chấm có thân hình nở nang rất cân đối" là nở nang, cân đối.

4. - Mẹ em nói năng rất ngọt ngào.

- Bạn Hà xứng đáng là người em chăm ngoan người trò giỏi.

- Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập.

5. Bố em rất hiền.

6. Hoa lộc vừng nở dài xuống như cánh tay vẫy chào con người.

7. Chị Gió ham chơi cứ chu du khắp nơi.

7 tháng 8 2018

Mùa hè , mùa của những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi , mùa hè cũng là mùa mà tôi yêu nhất .khi những cơn gió hạ đang về thì những bông hoa phượng đang bắt đầu nở đỏ trên những cành phượng của trường tôi . bầu trời mùa hè trong xanh, ánh mặt trời chiếu xuống nhân gian những tia nắng chói chang và gay gắt . những người nông dân thì hối hả đi cắt lúa đem về nhà khiến lúa gạo đầy khắp con đường . đối với bọn trẻ chúng tôi thì cái thú vị nhất vào mùa hè là hàng ngày đi bắt chấu bắt về hay nhặt những bông hoa phượng đỏ cài lên tóc , khi màn đêm buông xuống cũng là lúc chúng tôi lại rủ nhau đi xem những con đom đóm bay thành từng đàn ở những bụi cỏ hay ao hồ ,...đối với tôi thì mùa hè là một ấn tượng sâu sắc mà tôi ko thể nào quên 

k cho mình nha !

7 tháng 8 2018

những danh từ là : mùa hè , những cơn mưa ,cơn gió hạ , bông hoa phượng , cành phượng , trường tôi,bầu trời , ánh mặt trời , nhân gian,người nông dân , nhà , lúa gạo ,con đường , bọn trẻ , chúng tôi , châu chấu , ve , tóc , màn đêm , con đom đóm , những bụi cỏ , ao hồ , tôi 

động từ là :đến , đi , yêu, về , đang, bắt đầu , nở , chiếu , cắt , đem, bắt , nhặt , cài , rủ , bay, quên .

tính từ là : đỏ , trong xanh ,chói chang , gay gắt , hối hả , đầy. 

                                                            nhớ k cho mình nha

Bài 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:a) Nhìn xa trông rộngb) Nước chảy bèo trôic) Phận hẩm duyên ôid) Vụng chèo khéo chốnge) Gạn đục khơi trongg) Ăn vóc học hay.Bài 4: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.Bài 5:a. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm...
Đọc tiếp

Bài 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

a) Nhìn xa trông rộng

b) Nước chảy bèo trôi

c) Phận hẩm duyên ôi

d) Vụng chèo khéo chống

e) Gạn đục khơi trong

g) Ăn vóc học hay.

Bài 4: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.

Bài 5:

a. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm chỉ". Đặt câu với từ vừa tìm.

b. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "dũng cảm".

 

Bài 6: Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn trích dưới đây. Gạch chéo giữa bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được. Vị ngữ do những từ ngữ nào tạo thành?

a. Tay mẹ  không trắng đâu. Bàn tay mẹ  rám nắng, các ngón tay  gầy gầy, xương xương. Hai bàn tay  xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc

b. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.

c. Rừng hồi  ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy  cũng dậy mùi thơm. Gió  càng thơm ngát. Cây hồi  thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi  giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi  phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.

Bài 7: Ngắt đoạn văn sau thành từng câu và chép vào vở (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và  nhớ viết hoa chữ cái đầu câu ):

       Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn, năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai mèo và bước chân êm, nhẹ như thỏ nhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề

 

2
24 tháng 3 2020

Bài 1 ĐT: nhìn, chảy, trôi, chèo, chống, gạn, khơi, ăn, học, trông.

TT: xa, rộng, hẩm, ôi, khéo, đục, trong, hay

DT: nước, bèo, duyên.

Bài 2: 5 từ ghép: trung thực, quyết tâm, yêu thương, tốt bụng, kiên trì

           5 từ láy: dịu dàng, nhớ nhung, đảm đan, nết na.

        Đặt câu: Bạn Mai rất trung thực

Bài 3: 2 từ cùng nghĩa với chăm chỉ: cần cù, siêng năng.

            2 từ gần nghĩa: chịu khó, cần mẫn

            Đặt câu: Bạn Nam rất chịu khó làm bài

             2 từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, gan lì

             2 từ gần nghĩa : anh hùng, anh dũng

Bài 4: a,Câu kể ai làm gì: bàn tay mẹ/ rám nắng,các ngón tay gầy gầy, xương xương, hai bàn tay /xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích, hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ /phải làm biết bao nhiêu là việc.

          b, chú / đậu trên vừng ngã dài trên mặt hồ.

          c,một mảnh lá/ gãy cũng dậy mùi thơm,quả hồi/ phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành

 Bài 5: Những ngày nghỉ học,chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi. Trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn năm chiếc vỏ bao diêm. Toàn có đôi tai thính như tai mèo và bước chân êm, nhẹ như thỏ nhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.

NHỚ K CHO MÌNH NHÉ

CHÚC BẠN HỌC TỐT😄😄😄

27 tháng 3 2020

Tự làm là cách tốt nhất để cố gắng trong hok tập đề trên dễ mà cậu tự làm đi câu nào ko bt alo cho tôi chứ chỉ sạch cho cậu thì ............ 

Hok tốt 

k và kb nếu có thể

21 tháng 3 2019

- Đoạn văn trên có 7 câu kể. Đó là:

- Mới sớm tinh mơ, chú gà trống / đã chạy tót ra giữa sân. ( câu kể Ai làm gì ? )

- Chú / vươn mình , dang đôi cánh to , khỏe như hai chiếc quạt , vỗ phành phạch. ( câu kể Ai làm gì ? )

- Cái mào / đỏ rực. ( câu kể Ai thế nào ? )

- Chú / rướn cổ lên gáy " O...o!'' vang cả xóm. ( câu kể Ai làm gì ? )

- Bộ lông / màu tía trông thật thích mắt. ( câu kể Ai thế nào ? )

- Chú / chạy đi chạy lại quanh sân. ( câu kể Ai làm gì ? )

- Đôi đùi / mập mạp , chắc nịch. ( câu kể Ai thế nào ? )

21 tháng 3 2019

Mình cảm ơn bạn nhé

30 tháng 11 2021

DT : đồng chiêm, nắng, cánh cò, gió, thung lúa.

ĐT : phả, dẫn.

TT : vàng.

17 tháng 1 2018

a, Thân phận của chị : đáng thương, tội nghiệp

b, Tính cách của chị : yếu đuối

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

163

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.