Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
`*` Hình ảnh những chiếc xe trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được miêu tả qua những chi tiết:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"
`->` Sử dụng các từ ngữ phủ định để khẳng định: "không... không"
`-` "giật, rung": động từ mạnh
`-` Điệp từ "bom": giật, rung `->` Lý do khiến kính vỡ đi
Nhấn mạnh lý do, hiện thực tàn khốc của chiến tranh
"Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước"
`->` Điệp ngữ "không có"
`-` Không có: kính, đèn, mui xe, có xước `->` Liệt kê: chiếc xe bị bóp méo, biến dạng, thiếu thốn mà còn có xước.
tham khảo:
Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng trải và thấu hiểu những nỗi gian khổ, vất vả của người lính. Bàn tay các anh đã từng cầm súng chiến đấu và cũng đã từng viết nhiều bài thơ về họ - những người lính can trường, dũng cảm và có tình đồng đội cao. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh người lính có tinh thần và tâm hồn đẹp như thế đấy.
Năm 1948, bài thơ Đồng chí ra đời và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Trong những năm bom đạn hiểm nguy nơi chiến trường, hình ảnh về người lính là biểu tượng đẹp nhất của cuộc sống và đã đi vào thơ của Chính Hữu một cách tự nhiên và đẹp đẽ. Không hẹn mà nên, những người lính gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Theo tiếng gọi cứu quốc thiêng liêng, họ tạm xa con trâu, cái cày, cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Không hề quen nhau, nhưng ánh sáng lí tưởng của cách mạng đã soi vào trái tim họ, để họ trở nên thân nhau hơn và có ý chí chiến đấu cao hơn. Cũng giống như những anh lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên:
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu dũng cảm:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Có khác gì đâu cái tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy. Họ cầm súng, họ nhảy lên chiếc xe chuẩn bị lên đường và họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vậy mà đâu đây vẫn có cái giọng điệu lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Họ vẫn có cái chí của người lính, họ không hề nguy hiểm, mặc những khó khăn của thời tiết của cuộc chiến, vẫn hướng trái tim về Tổ quốc:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Nếu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những người lính hiện lên với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội thiêng liêng, cao quý; thì ở trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính cao hơn. Họ lạc quan yêu đời hơn. Hình ảnh những người lính hiện lên thật trẻ trung, sôi nổi, yêu đời hơn.
Qua hai bài thơ, chúng ta càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của những người dân gửi gắm nơi họ. Với các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng.
bn tham khaỏ
Dù đến từ những phương trời xa lạ nhưng họ gặp gỡ nhau ở điểm chung về trái tim yêu nước và lí tưởng chiến đấu, bảo vệ dân tộc. Nếu như hình ảnh “Súng bên súng” gợi lên sự tương đồng về lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu thì cách nói hoán dụ “đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp của những người nông dân mặc áo lính. Đó là những điểm tựa tinh thần nâng đỡ tinh thần đồng đội, bồi đắp tình cảm “tri kỉ” của người lính trong những năm tháng mưa bom bão đạn. Bức chân dung người lính còn được phác họa trong sự quyện hòa giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn thông qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” độc đáo. Giữa những đêm hành quân trong không gian “rừng hoang sương muối”, những người lính cầm chắc tay súng với tư thế chủ động, hiên ngang, vầng trăng như hạ thấp treo trên đầu mũi súng. Nếu như “súng” là biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh thì “trăng” là hình ảnh tượng trưng của hòa bình và chất lãng mạn. Bởi vậy, “đầu súng trăng treo” đã tạo nên những cảm nhận độc đáo về chiến tranh và hòa bình, chất hiện thực quyện hòa chất lãng mạn, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp thi sĩ trong tâm hồn những người lính. Như vậy, qua bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu đã ngợi ca tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng cao đẹp giữa những người lính cách mạng, tạo nên bức chân dung giản dị, chân thực về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.
Nếu “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời vào năm 1969- thời điểm công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Trong tác phẩm, vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả Phạm Tiến Duật tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi giữa hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bằng giọng điệu tự nhiên, tinh nghịch và ngôn ngữ đậm chất đời thường, nhà thơ đã đưa vào diễn đàn văn học Việt Nam hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Qua việc sử dụng điệp từ “không” và lối nói khẩu ngữ, tác giả đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh những chiếc xe không kính - biểu tượng cho sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù, đồng thời gợi nên sự gian truân, hiểm nguy trên đường ra mặt trận. Trong bối cảnh đó, hình ảnh người lính xuất hiện với tư thế hiên ngang:
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Tác giả đã vận dụng biện pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” lên đầu câu thơ để nhấn mạnh phong thái điềm tĩnh trước những lửa đạn bom rơi. Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần gợi lên âm điệu ngân vang, diễn tả cái nhìn đầy khoáng đạt trước thiên nhiên, đất trời bao la của người lính lái xe. Qua khung cửa xe, họ ung dung đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy:
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”
Điệp cấu trúc câu “Không có… ừ thì” kết hợp với việc sử dụng kết cấu phủ định “Chưa có” đã làm nổi bật tinh thần lạc quan, sự ngang tàn, dũng cảm của người lính trước mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới - Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh chân thực đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính. Tình cảm gắn bó giữa họ được tạo nên bởi điểm chung về lí tưởng, mục đích chiến đấu:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính về sự chiến thắng của nhân dân ta trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.
Như vậy, qua hai tác phẩm, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp chung của những người lính về lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc cùng tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt, đồng thời, họ đều sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.Tuy nhiên, trong mỗi một thi phẩm, vẻ đẹp người lính lại được khám phá ở một phương diện riêng. Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực - lãng mạn; còn trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đem đến bức chân dung người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn qua cái nhìn đậm chất hiện thực về cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định rằng “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều khám phá, tái hiện và xây dựng thành công bức chân dung của những người lính với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
1.Hãy cảm nhận vẻ đẹp của chị em thúy kiều trong bài " chị em thúy kiều "
A.MB
- Truỵện Kiều kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du- tác phẩm hay về nhiều mặt.
- Nghệ thuật tả ng¬ười trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét tinh hoa của thơ Nguyễn Du
- Đoạn thơ miêu tả 2 chị em Thúy Kiều x¬a nay đều coi là mẫu mực của bút pháp cổ điển.
B. TB
1. Nhận xét chung
- Nằm trong phần đầu của tác phẩm truyện Kiều- Gặp gỡ và đính ước
- Đoạn trích miêu tả bức chân dung của 2 chị em Thúy Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ bút pháp cổ điển điêu luyện:
+ 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.
+ 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc Thúy Kiều
+ 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.
* Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn:
2 . Phân tích :
a. Bốn câu đầu.
- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giới thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ, h¬ương quý phái.
“ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch
Bút pháp ước lệ, hình ảnh AD, 2 vế đối nhau câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
* Sơ kết: Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một vẻ...” – n/v trong t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai điều này tạo nên những nét diện mạo, t/c riêng của từng n/v để làm nổi bật đ¬ược vẻ đẹp riêng của từng ng¬ười, ngòi bút của ND đã bộc lộ đ¬ược tất cả sự tài hoa của nghệ thuật tả ng¬ười mà đây là 1đoạn điêu luyện của NT ấy.
b. Phân tích 16 câu tiếp theo
ND: vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
* 4 câu tả Thúy Vân.
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân:một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu c¬ười giọng nói, mái tóc làn da.
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu tr¬ước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của ngư¬ời miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp t¬ương đối
Miêu tả Vân bằng những nét ¬ước lệ thích hợp Vân đang nảy nở,t¬ươi thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. -> Kì diệu hơn ND vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết nh¬ường...” tạo hóa “ thua” và “ nh¬ường” ng¬ười đẹp này dễ sống lắm con ngư¬ời này sinh ra là để đ¬ược h¬ưởng hạnh phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
* 12 câu tả Kiều
- Số lư¬ợng câu chứng tỏ N.Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này. lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nh¬ưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tư¬ơi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo
Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Nhan sắc :
“Làn……sơn”
- Bằng bút pháp ¬ước lệ, phép ẩn dụ t/g điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt nh¬ư làn nư-ớc mùa thu gơn sóng.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tư¬ơi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tư¬ơi trẻ.
Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu bi¬êủ của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.
“Hoa ghen, liễu hờn”
phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu như¬ờng còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.
Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc”( một lần quay lại tư¬ớng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước)
tạo sự súc tích, có sức gợi lớn vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ( nhớ đến nụ c¬ười của Ba T¬, cái liếc mắt của Điêu Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi, nét sầu não của Chiêu Quân- những ng¬ười đẹp đã làm xiêu đổ thành trì của các v-ương triều phong kiến TQ)
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn t¬ượng mạnh – một trang tuyệt sắc.
- Tài năng chuyển): Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn có tài – rất đa tài .Sử dụng hơn 6 dòng thơ để giới thiệu tài năng của nàng
- Giới thiệu tố¬ chất thông minh do trời phú, tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện
+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu , ăn đứt” những từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của mình đối với nhân vật Thúy Kiều Kiều thông minh và rất mực tài hoa.
+ Soạn nhạc: Soạn khúc: “ bạc mệnh oán” Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.
- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.
- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận thể hiện quan niệm
- “ thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của N.Du
( Đầu t/p N.Du viết: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai một vần”)
=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể tránh khỏi sự “ hồng nhan bạc mệnh”.
- Nét tài hoa của ND bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả ngư¬ời ở đoạn thơ.
- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ như¬ng ông đã v¬ợt lên đ¬ược cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp cảu hai chị em Kiều gần nh¬ư đầy đủ vẻ đẹp của ng¬ời phụ nữ theo quan niệm xư¬a: công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật
c, Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lư¬u” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Tác dụng đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai nàng Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với t/p, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như¬ chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
3. Tổng hợp, đánh giá:
- Về NT:
+ Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của ND rất tinh tế( m.tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt)
+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ư¬ớc lệ tư¬ợng trư¬ng( mai..khuôn trăng..ngọc thốt..tuyết..hoa c¬ời.)
+Sử dụng điển cố ... như¬ng mức độ cho từng nhân vật khác nhau, các chi tiết khác nhau
+ Sử dụng miêu tả khái quát cũng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung từng n/v
+Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.
( Ngọc thốt – không là ngọc nói tả ng¬ười con gái đoan trang ít nói
N¬ước tóc – không là màu mái tóc tả suối tóc óng mượt
Nét xuân sơn – Không là dáng xuân sơn tả nét thanh tú xanh nh¬ư sắc mùa xuân)
- Về ND
Giới thiệu tài sắc hai chị em Thúy Kiều- là khúc tráng tuyệt trong truyện Kiều bất hủ của ND. Họ đều là tuyệt thế giai nhân: trẻ, ngây thơ, trong trắng, mõi ng¬ời một vẻ hấp dẫn lạ lùng( Vân đẹp đoan trang, trang trọng, Kiều đẹp sắc sảo mặn mà). Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp chinh phục thiên thiên còn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải ghen hờn. Hay nhất là từ việc miêu tả nhân vật – 2 thiếu nữ - 2 vẻ đẹp riêng để rồi dự báo đ¬ược 2 số phận riêng.
C.Kết bài
- Đoạn trích là nhg vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của N.Du thật đáng kính nể. Hơn thế là cái tình đáng trọng hơn
- Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm th-ương yêu tôn quý con ng¬ười.Tinh thần nhân văn cao quý khiến truyện Kiều trở nên bất tử.
Chúc bạn học tốt
3,Cảm nhận hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
* Lập ý:
- Lựa chọn những dòng thơ thể hiện hình ảnh chiếc xe không kính trong toàn bài thơ.
- Xác định ý nghĩa của mỗi hình ảnh đó và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý.
* Lập dàn ý:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được một hình tượng nghệ thuật độc đáo : những chiếc xe không kính. Một hình ảnh trần truị của đời sống chiến tranh mà giàu ý nghĩa trong việc phản ánh chiến tranh và xây dựng hình tượng người chiến sĩ lái xe quả cảm.
- Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi đã phản ánh sự khốc liệt của hiện thực chiến tranh. “Bom giật, bom rung” đã phá vỡ kính của xe.
- Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi thêm nữa. Những bộ phận cần có để xe hoạt động ngày càng thiếu, dấu ấn khốc liệt của bom đạn ngày càng nhiều : không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe có xước.
- Những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh đã được Phạm Tiến Duật phát hiện và sáng sạo thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mỹ. Tác giả đã phất hiện chất thơ trên nền hiện thực khốc liệt vốn có của chiến tranh. Những chiếc xe không kính là phông nền làm nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ lái xe quả cảm, tinh nghịch, coi thường hiểm nguy.
Chúc bạn học tốt
- Giống nhau:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.
+ Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.
- Khác nhau:
+ Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.
Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp
+ Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội
+ Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh
+ Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy
- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy
+ Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan
+ Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em nhiều xúc động.
- Cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ta, cũng như của các chiến sĩ lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng dữ dội và ác liệt.
- Những chiến sĩ lái xe rất ngoan cường dũng cảm, hăng hái, lạc quan bất chấp mọi gian khổ hi sinh, quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam, vì thống nhất đất nước.
- Những chiến sĩ lái xe đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cho chúng ta noi gương học tập.