Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”
+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;
+ Dẫn chứng về y tế;
+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm;
+ Dẫn chứng về giáo dục.
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và gàn 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới
- Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em
- 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm
- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới
Câu 1 :
Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước
- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước
- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2:
Trình tự lập luận của tác giả:
- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam
- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)
- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu
Câu 3:
Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"
- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người
- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội
Câu 4:
Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:
- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới
Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã
- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết
- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập
Câu 5:
Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:
+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…
+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt
- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn
Câu 6:
Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn
- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước
→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.
#Học tốt
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
- Cứu trợ 500 triệu trẻ em chỉ tốn 100 tỉ đô, nhưng nó chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay B. 1B, và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu
- Bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi cần số tiền bằng 10 chiếc tàu bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ
- Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người, chỉ cần số tiền chi cho 149 tên lửa MX, 27 tên lửa MX
- Cần tiền cho 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới
Câu 1:
Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.
Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
Câu 2:
Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.
Câu 3.
Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.
Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.
Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
Câu 4:
Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.
-
Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.
-
Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.
Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.
Chọn đáp án: A