Câu 32. Hướng núi tây bắc – đông nam ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi
A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình vùng núi Đông Bắc?
A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và chụm đầu vào khối núi Tam Đảo.
B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.
C. Hướng nghiêng chung là hướng tây bắc – đông nam.
D. Các sông trong khu vực như: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung.
Câu 34. Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là
A. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
B. có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa.
C. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng bắc – nam.
D. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông như: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
Câu 35. Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực
A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.
Câu 36. Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là
A. thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.
B. mạch núi cuối cùng của dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
C. gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Câu 37. Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Nam là
A. khối núi Kon Tum và khối cực Nam Trung Bộ được nâng cao.
B. có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông – tây.
C. các cao nguyên của vùng khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1500 đến 2000m.
D. đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng.
Câu 38. Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở
A. Trung du Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Dựa vào kí hiệt và kênh chữ trên lược đồ để xác định các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều nằm ở Đông Bắc Bộ.