K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2018

Đáp án: D. cao hơn

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

       Việc tham gia các tổ chức khu vực làm cho mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được vốn đầu tư bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời, thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

21 tháng 2 2021

* Nhận xét:

So sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

- Giai đoạn 1950 -1973: tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì, đạt mức 2 con số (trừ giai đoạn 1970  - 1973).

- Giai đoạn 1990 -2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định, chỉ còn mức 1 con số, thấp dưới 6%.

21 tháng 2 2021

undefined

So sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005:

- Giai đoạn 1950 -1973: tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, luôn đạt mức 2 con số (trừ giai đoạn 1970 - 1973, nhưng vẫn cao hơn nhiều so vớ giai đoạn 1990 – 2005).

- Giai đoạn 1990 -2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định, chỉ còn mức 1 con số, không có năm nào vượt quá 6% (có năm tăng trưởng rất thấp: 2001 chỉ có 0,4%).

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:A. CN chế tạo B. SX điện tửC. Xây dựng và công trình công cộng D. Dệt  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì vàA. Ấn ĐộB. Liên bang NgaC. Trung Quốc D. Anh3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...A. 1/TGB. 2/TG sau Hoa KìC. 3/TG sau Hoa Kì, ĐứcD. 2/TG sau EU4. Do là một  quốc gia quần...
Đọc tiếp

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:

A. CN chế tạo 

B. SX điện tử

C. Xây dựng và công trình công cộng 

D. Dệt

  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì và

A. Ấn Độ

B. Liên bang Nga

C. Trung Quốc 

D. Anh

3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...

A. 1/TG

B. 2/TG sau Hoa Kì

C. 3/TG sau Hoa Kì, Đức

D. 2/TG sau EU

4. Do là một  quốc gia quần đảo, hơn nữa KT PT , khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành GTVT biển của Nhật Bản hết sức PT, hiện đứng thứ 

A. 1/TG

B. 3/TG

C.2/TG

D. 4/TG

5. ý nào sau đây sai về KT  nông nghiệp của Nhật

A. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền KT Nhật Bản

B. Diện tích đất nông nghiệp rộng nhưng kém phì nhiêu

C. nền nông nghiệp PT theo hướng thâm canh

D.  Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ khoảng 1%

6. Để rút ngắn khoảng cách với các nước PT đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí, Nhật Bản đã thực hiện chính sách 

A. Tận dụng triệt để nguồn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kì

B.Đẩy mạnh đầu tư vào các nước khác để tận dụng nguồn tài nguyên và nhân công giá rẻ 

C. Đầu tư nhiều hơn nữa cho GD và ĐT nguồn LĐ có chất lượng cao

D. Tích cực NK công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài

7.Câu nhận xét nào là đúng nhất về về ngoại thương của Nhật bản trong những trong năm gần đây?

A. Ngoại thương ngày càng PT

B.Ngoại thương có mức tăng trưởng không cao

C.Thương mại ngày càng tăng nhanh

D.Luôn là nước xuất siêu với giá trị XNK ngày càng tăng

8. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng 

A. Hôn-su
B. Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư
D. Hô-cai-đô

9.Hiện nay về kinh tế khoa học, kỹ thuật và tài chính Nhật được xếp  thứ mấy sau các nước là

A .Hoa Kỳ 

B .Hoa Kỳ - Trung Quốc 

C.Trung Quốc

D. Hoa Kỳ - LB Nga

10.Nông nghiệp  giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Nhật Bản là

A.Thiếu lao động có chuyên môn trong nông nhiệp

B.Diện tích đất nông nghiệp ít

C Không được chú trọng phát triển của nhà nước 

D.Chịu tác động của thiên tai

0
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới là vì:

+ Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.

+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.

+ Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.