">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2018

Giới từ “trân” thể hiện được không gian và thời gian

    + Địa điểm- không gian (viết ở đâu, vào đâu)

    + Chỉ thời gian (tự do viết khi nào)

- Cách thức liên tưởng: hình ảnh trong các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng (viết mọi nơi, mọi lúc)

    + Viết tự do lên những vật hữu hình, cụ thể

    + Viết tự do lên những thứ trừu tượng, vô hình

→ Khát vọng Tự do hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi người

Đoạn văn sau đây có những thuật ngữ khoa học nào?  "Nói một cách tổng quát, ngữ nghĩa học hiện đại nghiên cứu không chỉ những ý nghĩa hiển ngôn mà cả những ý nghĩa hàm ẩn, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị có đoạn tính, mà cả của các yếu tô" không có đoạn tính, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị lập thành hệ thống mà cả của các hành vi sử dụng chúng,...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây có những thuật ngữ khoa học nào?

  "Nói một cách tổng quát, ngữ nghĩa học hiện đại nghiên cứu không chỉ những ý nghĩa hiển ngôn mà cả những ý nghĩa hàm ẩn, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị có đoạn tính, mà cả của các yếu tô" không có đoạn tính, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị lập thành hệ thống mà cả của các hành vi sử dụng chúng, của những quan hệ giữa các đơn vị hệ thống với hoàn cảnh giao tiếp". (Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng)

A. Tổng quát, ngữ nghĩa học, hiện đại, hiển ngôn, hàm ẩn, đơn vị có đoạn tính, ý nghĩa, hoàn cảnh giao tiếp

B. Ngữ nghĩa học, hiển ngôn, hàm ẩn, đơn vị có đoạn tính, yếu tố không có đoạn tính, đơn vị lập thành hệ thống, hoàn cảnh giao tiếp

C. Ngữ nghĩa học, nghiên cứu, ý nghĩa, hệ thống, đơn vị, quan hệ, sử dụng, hoàn cảnh giao tiếp

D. Tổng quát, hiện đại, nghiên cứu, hệ thống, hiển ngôn, hàm ngôn, hoàn cảnh giao tiếp

1
30 tháng 1 2017

Đáp án B

19 tháng 10 2017

a. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện:

Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: mùa xuân có ý nghĩa không gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao châm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà… Ba cảnh gần

như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh – Mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.

b. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – Chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc là không phải tư tưởng bi quan.


4 tháng 5 2017

Không gian nghệ thuật trong truyện:

- Câu chuyện diễn ra trong hai buổi sớm của hai mùa

    + Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sớm tinh mơ, trời còn tối, lão Hoa đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh

    + Ba cảnh liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi đông người nên hình dung được dư luận, ý thức xã hội

    + Buổi sáng cuối cùng – tết thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm

- Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

    + Vòng hoa là hình ảnh cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”

    + Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng được thể hiện trọn vẹn hơn, không khí của truyện vốn u buồn, tăm tối

    + Chi tiết này còn thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Trung Quốc, khiến câu chuyện bớt bi quan

            Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư­a nhất của dân tộc ta như­ Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V­ơng đến truyện cổ tích, nh­ Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư­ớc:

Ví dụ: “Cha mẹ th­ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:

                                   Tay bư­ng chén muối đĩa gừng

                                   Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

             “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:

                                   “Yêu em từ thuở trong nôi

                                    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”

“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là đư­ợc rút từ câu ca dao:

                                    Cầm vàng mà lội qua sông

                                     Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

             Chất liệu văn học dân gian đã đ­ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th­ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đ­a vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư­ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đ­a ngư­ời đọc nhập cả vào môi tr­ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ­ược sự đánh giá, cảm nhận đ­ược phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.

 

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
7 tháng 5 2021

Với sự phát triển của mạng xã hội ngày nay, nó đã được áp dụng trong việc mở rộng thế giới thông tin của chúng ta. Chúng ta không thể nào phủ nhận được những vai trò to lớn của mạng xã hội. Bởi nó giúp chúng ta kết bạn, giao lưu học hỏi với bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Phải chăng thế giới trong chiếc điện thoại, máy tính kia, lại có vẻ như thú vị và đa dạng hơn thế giới bên ngoài. Vì vậy, chúng ta lại đang gặp phải một vấn đề, đó là mọi người dành quá nhiều thời gian của mình để tham gia mạng xã hội mà không ra ngoài, tiếp xúc với mọi người xung quanh. Một số người dành thời gian ngoài thời gian học tập, làm việc, chỉ để lướt mạng xã hội, không quan tâm đến việc nhà, đến mọi người xung quanh, thậm chí khi được nhờ vả thì cáu gắt với họ....Tiếp đó, khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội thì vẫn đang phát triển, việc kết nối, giao lưu là vô cùng cần thiết, nhưng đừng quá chìm đắm vào nó, đừng để nó đi lệch hướng với thực tế. Hãy sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn. Đừng để nó đưa ta ra khỏi mối quan hệ bạn bè, người thân của mình

7 tháng 5 2021

bài viết rất hay nhé.

mình bổ sung nè, vì đây là bài nghị luận, dù là đoạn văn hay bài văn cũng hãy giải thik vấn đề nghị luận nhé, đưa ra dẫn chứng để thuyết phục hơn

- góp ý - 

16 tháng 12 2019

Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”

- Điệp từ: “dốc”, “ngàn thước”

=> Diễn tả sựu hiểm trở và những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

- Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, phép đảo “heo hút cồn mây”

=>Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

- Nghệ thuật tương phản “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=>Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, làm cho người đọc như thấy rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gấp khúc đột ngột, hiểm trở, hun hút.

Những câu thơ toàn thanh trắc đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.