K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2016

* Điểm khác nhau :

- Có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

* Vị trí :

- Tầng sinh vỏ : Nằm giữa vỏ và thịt vỏ.

- Tầng sinh trụ : Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.

              DÁC

           RÒNG

- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài.

- Gồm những tế bào mạch gỗ.

- Có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong.

- Gồm những tế bào chết, vách dày.

- Có chức năng nâng đỡ cây.

- Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh tầng sinh vỏ ( vỏ ) và tầng sinh trụ ( trụ giữa ).

 

15 tháng 10 2016

* Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác cấu tạo trong của thân non :

- Có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

- Vị trí :

+ Có lớp tầng sinh vỏ nằm giữa vỏ và thịt vỏ 

+ Có lớp tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ

* Xác định vị trí tầng sinh vỏ , tầng sinh trụ 

- Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào : bộ phận tầng sinh vỏ.

- Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào : bộ phận tầng sinh trụ.

* Quan sát vật mẫu , thử đếm vòng gỗ hằng năm : Em đếm số vòng gỗ ( sáng hoặc sẫm) để xác định tuổi của cây nhé ( chj mất SGK Sinh 6 rồi )

* So sánh cấu tạo và chức năng của dác và ròng:

  • Dác

- Nằm bên ngoài

- Màu sáng

- Gồm những tế bào mạch gỗ sống

- Vận chuyển nước và muối khoáng

  • Ròng :

- Nằm bên trong

- Màu sẫm

- Gồm những tế bào chết, có vách dày

- Nâng đỡ cây

* Cây gỗ to ra nhờ tầng phát sinh

------------------------------------ Chúc em học tốt nhé ------------------------------------

5 tháng 8 2019

Đáp án D

Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, mạch rây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ

11 tháng 10 2019

Đáp án: D

Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, mạch rây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ – hình 16.1 SGK trang 51

27 tháng 3 2018

Đáp án: D

Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, mạch rây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ – hình 16.1 SGK trang 51


Thân cây to ra được là nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.(Cả vỏ và trụ giữa )

11 tháng 10 2017

Thân cây to ra là do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ (Cả vỏ lẫn trụ giữa)

7 tháng 12 2016

1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .

+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .

+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .

+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .

+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .

2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :

- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .

3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .

4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .

6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...

VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...

7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .

- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .

 

Câu 1: Trả lời:

- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

30 tháng 4 2018

- Vỏ cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.

- Trụ giữa to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh trụ.

- Thân cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

18 tháng 10 2017

1. Cấu tạo trong của cây khác thân non là:

- Thân cây trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ mà thân non ko có

- Vị trí:

+ Tầng sinh vỏ nằm ở phần thịt vỏ bên trong lớp vỏ

+ Tầng sinh trụ nằm ở giữa mạch rây và mạch gỗ

- Vỏ cây to ra nhờ tầng sinh vỏ

- Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ

- Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ

2.

- Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ sáng (vào mùa mưa) và tối (vào mùa khô) xen kẽ nhau (vòng gỗ hàng năm)

- Cách đếm vòng gỗ hàng năm: 1 vòng sáng + 1 vòng tối \(\rightarrow\) 1 tuổi của cây (hoặc các e có thể đếm tất cả số (vòng tối + vòng sáng) : 2 = số tuổi của cây)

3.

Dác Ròng
Cấu tạo - Lớp gỗ màu sáng nằm ngoài gồm các tế bào sống (Tế bào mạch gỗ) - Lớp gỗ màu tối nằm trong gồm các tế bào chết có vách dày
Chức năng Vận chuyển nước và muối khoáng Nâng đỡ cây

4. Cây gỗ to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

- Hàng năm tầng sinh trụ tạo ra bên ngoài 1 lớp vỏ, bên trong 1 lớp thịt vỏ

- Tầng sinh trụ sinh ra bên ngoài một lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ

5. Giống câu 3

6. Người ta thường sử dụng phân ròng của gỗ làm trụ nhà, trụ cầu và tà vẹt vì: phân ròng gồm các tế bào chết có vách tế bào hóa gỗ dày và có vai trò nâng đỡ cây \(\rightarrow\) đây là phần gỗ rắn chắc nhất của cây

Câu 1: Trả lời:

Thực vật sống có những đặc điểm:

- Không có khả năng di chuyển.

- Không có hệ thần kinh và các giác quan.

- Cảm ứng: Thích ứng với môi trường bên ngoài.

- Có thành xelulozơ.

- Lớn lên và sinh sản.

2 tháng 11 2016

câu 4

Các miền của rễChức nằn chính của từng miền
Miền trưởng thành có mạch dẫndẫn truyền
Miền hút có các lông hútHấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (Nơi tế bào phân chia)Làm cho rễ dài ra
miền chóp rễChe chở cho đầu rễ

* Chức năng của mạch dây: Chuyển chất hữu cơ nuôi cây