K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2017

Để tạo ra sự hùng hồn, thiêng liêng trong lời kêu gọi cứu nước, đoạn văn sử dụng:

- Phép điệp, phối hợp với phép đối. Không chỉ điệp (lặp) từ ngữ mà lặp cả kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu.

Ở câu đầu được lặp lại 4/2/4/2, tạo ra sự đối xứng về từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp

Nhịp 3/2, 3/2 Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…

- Câu văn xuôi nhưng có vần ở một vị trí (bà và già, súng và súng)

- Sự phối hợp giữa những nhịp ngắn (đầu câu 1,2,3) với những dịp dàn trải (vế cuối câu 1,4) tạo nên âm hưởng khi khoan thai, dồn dập mạnh mẽ phù hợp với lời kêu gọi

10 tháng 10 2019

Sự phối hợp nhịp ngắn với nhịp dài:

    + Một dân tộc - gan góc - chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm: nhịp 3/3/11

    + Dân tộc đó - phải được tự do; Dân tộc đó - phải được tự do: ngắt 3/ 4

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:

    + tộc (T), góc (T) hai bộ phận câu này đều giống nhau, cân xứng với nhau

    + đó (T), do (B); đó (T), lập (T)

Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

    + tộc, góc (đóng); nay (mở)

    + đó (đóng); do (mở)

    + đó (đóng); lập (mở)

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?

a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Phát

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

1
14 tháng 7 2018

a, Câu lặp cú pháp:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.

- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu phép lặp ở trên:

    + Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ

    + Dân ta (đã/ lại) – VN

→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí

4 tháng 9 2017

Đoạn thơ gợi ra khung cảnh vùng rừng núi hiểm trở, khúc khuỷu trên đường hành quân vất vả, gian lao của những người lính

- Nhịp điệu 4-3 ở ba câu thơ đầu

- Sự phối hợp các thanh T và B ở ba câu thơ đầu, câu thơ đầu thiên về vần T, câu 4 toàn vần B

→ Gợi không gian hiểm trở làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng mãnh, quả cảm

- Cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả không khí thoáng đãng, rộng lớn trải trước mặt khi vượt qua con đường gian lao

- Các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Sử dụng phép đối từ: Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước

Phép nhân hóa: súng ngửi trời

→ Khung cảnh núi rừng hiểm trở, tính khốc liệt của cuộc hành quân

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
Đọc đoạn văn:"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa." (Hồ Chí Minh).Tác dụng của các biện pháp liệt kê, lặp cú pháp trong đoạn văn trên là gì? A. Vạch trần bản chất phản động,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:

"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa." (Hồ Chí Minh).

Tác dụng của các biện pháp liệt kê, lặp cú pháp trong đoạn văn trên là gì?

A. Vạch trần bản chất phản động, lạc hậu, dối trá của bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến

B. Nêu bật những kết quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945

C. Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

D. Thể hiện những diễn biến hết sức nhanh chóng, mau lẹ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945

1
23 tháng 5 2017

Đáp án B

26 tháng 8 2018

Thể loại

Tác phẩm

Văn chính luận

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập

 Truyện, kí

Nhật ký chìm tàu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành

 Thơ ca

Chùm thơ Việt Bắc, Nhật ký trong tù

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)           Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2: (5.0 điểm)           - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu…...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2: (5.0 điểm)

          - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

          - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

          - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

          - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

          - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

           Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:

          - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

          - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

          - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, 

Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)

          Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

51
5 tháng 2 2018

d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy