">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2019

“Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái “ta” nhiều hơn “tôi”)

- Người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục

→ Thúy Kiều thương mình “Giật mình mình lại thương mình xót xa” đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình

Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

4 tháng 5 2017

Thời trung đại, con người không được nhìn nhận ở phương diện cá nhân mà được nhìn nhận ở phương diện xã hội. Xem xét con người, người ta thường nhìn xem người ấy thuộc tầng lớp nào: bình dân hay kẻ sĩ, quan lại hay dân thường... Người phụ nữ thường được giáo huấn theo tinh thần an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Phải hiểu được điều này mới thấy được cái mới mẻ trong Nỗi thương mình của nhân vật Thúy Kiều.

Sống ở lầu xanh, ngoài những giờ phút phải tiếp khách, Kiều đối diện với lòng mình và: Giật mình mình lại thương mình xót xa. Nỗi thương mình của Kiều cho thấy nàng không chỉ biết hi sinh, cam chịu, nhẫn nhục, mà nàng còn có sự tự ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân tức là ý thức về quyền sống của bản thân mình. Sự tự ý thức về bản thân mang ý nghĩa cách mạng so với thời trung đại. Thương thân xót phận là một hiện tượng khá phổ biên trong văn chương thời đại Nguyễn Du như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn hay thơ Hồ Xuân Hương, nhưng Nguyễn Du viết về chủ đề này thấm thía hơn.

5 tháng 5 2017

- Đoạn trích góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái "ta" nhiều hơn cái "tôi").

- Người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục => trong đoạn trích, khi Thúy Kiều "Giật mình mình lại thương mình xót xa" đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

1 tháng 9 2018

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Ý nghĩa câu văn “ Đem đại nghĩa…thay cường bạo” có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với chủ trương “ Mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa.

- “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo”: Quân và dân ta dùng chính tinh thần nhân nghĩa của mình để tiêu diệt, cảm hóa cái hung tàn, cường bạo.

- “Mưu phạt tâm công”: Quân ta đánh bằng mưu, đánh bằng tâm, dùng nhân nghĩa để thuyết phục và cảm hóa cái xấu, cái ác.

4 tháng 5 2017

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

5 tháng 5 2017

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

21 tháng 1 2022

Mình tìm thì có nhiều cái lệch chủ đề với không đủ ý 
Bạn dựa vào dàn ý đây để làm văn nhé !!!

Tham Khảo

 Hoàn cảnh lịch sử:

Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên.

 Nội dung:

Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hàokhí Đông A ).

 Nghệ thuật:

Văn học chữ Hán: văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi về lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...).

Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.

. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:  

Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước. 

9 tháng 4 2016

Đoạn trích tập trung khắc họa nỗi niềm thương xót thân phận  và ý thức cao về nhân cách và phẩm giá của nhân vật Thúy Kiều trong hoàn cảnh sống nghiệt ngã.

5 tháng 5 2016

Đoạn trích vừa thể hiện cuộc sống đau khổ ,tủi nhục ê chề của thúy kiều ở chốn lầu xanh vừa cho thấy sự tự ý thức về nỗi đau,thân phận của chính mình.Đồng thời là sự cảm thông của Nguyễn Du đối với nỗi khổ đau và khát vọng của con người.Đây  cũng là đoạn trích thể hiện rất rõ tài năng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật