Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ vì:
Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn. Những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng đầu năm
1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
2.Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu :
- Nội dung Luận cương chính trị:
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên cách mạng XHCN.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.
+ Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.
+ Phương pháp cách mạng : Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông..., phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
- Tuy nhiên, Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
3.- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam :
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
- Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
1.- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cộng Sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Nguyên nhân:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng , gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc từ Xiêm về Hương Cảng (Trung Quốc) để triêụ tập Hội nghị thành lập đảng họp từ 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng –Trung Quốc).
Nội dung Hội nghị:
-Thống nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, và điều lệ tóm tắt của đảng do Nkguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời.
Chúc bạn học tốt
Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản vì đầu năm 1930, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Điều này ảnh hưởng sâu sắc dến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Yêu cầu bức thiết là có 1 Đảng CS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN.
⇒Yêu cầu đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
*Nội dung: Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
*Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng:
- Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành ĐCS Việt Nam làm cho cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn.
- Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.
- Ngày 3/2 trở thành ngày kỉ niệm thàng lập Đảng.
Câu 3: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt được Nguyễn Ái Quốc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được coi là
A. Luận cương chính trị. B. Cương lĩnh chính trị.
C. Tuyên ngôn độc lập. D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 15: Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ nào?
A. Phạm Tuyên. B. Phong Nhã.
C. Nam Cao. D. Văn Cao.
Câu 16: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội nổ ra vào ngày tháng năm nào?
A. 18-8-1945. B. 19-8-1945.
C. 20-8-1945. D. 21-8-1945.
Câu 17: Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào ngày 2-9-1945 ở nước ta là?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
C. Hội nghị quân sự Bắc Kì họp.
D. Công bố chỉ thị lịch sử ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta’.
Câu 18: Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra trong vòng:
A. Một tháng B. 15 ngày C. hai tháng D. 20 ngày
Câu 23: Nhận xét nào sau đây về cuộc Cách mạng Tháng Tám là không đúng?
A. Đây là cuộc cách mạng nhân dân có tính chất sâu sắc.
B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
C. Đây là cuộc Cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.
D. Đây là cuộc Cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
Câu 24: Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện chủ quan dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía Cách mạng.
B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
C. Lực lượng Cách mạng Việt Nam đã được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.
D. Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh .
Đáp án: B
Giải thích:
Đầu năm 1930, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Điều này ảnh hưởng sâu sắc dến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Yêu cầu bức thiết là có 1 Đảng CS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN. Yêu cầu đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là?
A. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối CM miền Nam.
B. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
C. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Chúc bạn học tốt!
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là
A. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối CM miền Nam
B. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
C.Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 6/1 - 7/02/1930 là gì?
A. Thông qua luận cương chính trị của Đảng.
B. Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ thị ban chấp hành trung ương lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Đáp án C
Trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3 - 2 - 1930) Nguyễn Ái Quốc đã có công lao to lớn trong việc:
- Triệu tập, chủ trì và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Đáp án C: truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam là công lao của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 – 1930, là chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.