Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã do Nguyễn Thông cầm đầu mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
2. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho ...; Âu Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên, Cần Thơ...
3. Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế .
- Ngày 20/06/ 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện.
- Từ 20 đến 24/ 06/1867), Pháp chiếm Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn
- Phong trào diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn: bị cô lập hoàn toàn do Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông và áp đặt được nền bảo hộ lên đất Cam-pu-chia; triều đình Huế đã kí hiệp ước cắt đất cho giặc và bắt tay với Pháp, ngăn cấm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Các cuộc đấu tranh vẫn diễn ra sôi nổi, quyết liệt và bền bỉ. Các căn cứ kháng chiến được xây dựng khắp nơi.
- Hình thức đấu tranh phong phú: chủ yếu là đấu tranh vũ trang, có cả phong trào bất hợp tác với giặc (tị địa).
- Hạn chế: chênh lệch về lực lượng, vũ khí thô sơ nên cuối cùng đã thất bại.
Đáp án: B
Giải thích: Mục…1 (phần III)….Trang…112...SGK Lịch sử 11 cơ bản
C. thiết lập bộ máy cai trị nhằm biến Nam Kì thành bàn đạp để mở rộng chiến tranh ra cả nước.
* Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp hoàn toàn thất bại, Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862) nhân dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân, sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng quân dân ta.
- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống Pháp vừa chống phong kiếu đầu hàng, tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm bọn Việt gian bán nước (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định…
- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lwocj ba tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị sử tử ông vẫn khẳng khái nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”, hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân (Mĩ Tho)…
* Đặc điểm của cuộc kháng chiến:
- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra sáu tỉnh Nam bộ.
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần “ người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với những hình thức đấu tranh phong phú song chủ yếu là đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Đáp án là C