Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo chiều sâu (từ mặt đất vào tâm) trái đất bị phân dị thành nhiều lớp, trong đó trên cùng là vỏ trái đất với bề dày trung bình là 40km, kế đến là Manti trên phát triển ở độ sâu trung bình từ 40km đến 900km. Ơ đây lại xảy ra quá trình phân dị chuyển động của các lớp: Giữa thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và phần cứng của Manti trên có độ sâu trung bình 120km với quyển mềm có độ sâu trung bình từ 120km đến 700km. Các bộ phận của thạch quyển chuyển động theo các hướng khác nhau và bị phân cắt thành các yếu tố riêng biệt mà người ta gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo này chuyển động (trôi) trên quyển mềm.
Ở Nam Á và Đông Nam Á phát triển ranh giới tiếp xúc của 3 mảng: Mảng Âu - Á, mảng Ấn - Úc và mảng Thái Bình Dương , với hai kiểu là đới hút chìm và đới đụng độ. Ở ranh giới tiếp xúc này xảy ra quá trình một bộ phận của mảng này chúc chìm xuống dưới mảng kia gây ra một quá trình ép nén cực mạnh, khi đạt đến ngưỡng tới hạn sẽ gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa, sóng thần,... Độ sâu chấn tiêu của động đất có thể từ 60-70km đến 100-120km.
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
Câu 1: Vì:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao).
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội.
Câu 2:
- Sông chảy theo hướng TB-ĐN: Sông hồng, đà, mã, cả, ba, tiền, hậu.
Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc. Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang kéo dài, nằm sát biển, 3/4 diện tích là đồi núi, các dãy núi ăn lan ra tận biển nên phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc.
Câu 3:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng P chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
( Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.
b. Nội dung:
- Triều đình nhượng cho P 3 tỉnh miền đông NK (GĐ, ĐT, BH); Bồi thường 20 triệu quan…
Triều đình mở các cửa biển: dà nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân P & TBN tự do buôn bán.
- P trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống P ở 3 tỉnh miền Đông.
c. Đánh giá:
- Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.
- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.
Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm mới:
- Những nét mới:
Độc lập với triều đình.
Vừa chống P vừa chống PK(…)
Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.
Câu 4: Sử 8-Bài 29-CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦATHỰCDÂNPHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - Chào mừng bạn đến với website của Đoàn Thị Hồng Điệp
Câu 5:
- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
Câu 6: Câu hỏi của Phí Gia Phong - Lịch sử lớp 11 | Học trực tuyến
Vùng Tây Bắc của Nam Á có vị trí khuất gió (không đón gió mùa tây nam từ biển vào) nên có l mưa rất thấp (đươi 250mm/năm) khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, nơi đây hình thành hoang mạc lớn là hoang mạc Tha.
=> Điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt khiến Tây Bắc trở thành nơi có dân cư phân bố rất thưa thớt.
Đáp án cần chọn là: A