K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2018

Lời giải:

Người cha đã vứt xuống ao những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần đầu tiên xuống ao.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

5 tháng 9 2019

Lời giải: 

Như vậy hành động người cha ném đồng tiền xuống ao và ném vào lửa để kiểm tra xem đó có đúng là tiền con ông kiếm ra không.

20 tháng 6 2018

Lời giải:

Vậy là lần thứ hai ra đi, để kiếm tiền anh con trai đã đi xay thóc thuê.

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng động lòng trắc ẩn thương cho chú chim nhỏ bé sắp sửa lọt vào miệng loài quạ quái ác.

Chàng trai cúi xuống nhặt một viên đá ném vào con quạ. Con quạ đen giật mình thấy có ai ném mình nên bỏ lại con mồi rồi vỗ cánh bay lên. Bực tức bởi vì hỏng ăn, con quạ chửi bới om sòm. Chàng trai nhặt thêm viên đá nữa ném tiếp vào con quạ và mắng: – “Đồ chim quái ác, mày hãy biến ngay !”. Con quạ đen tức tối bay đi, trước khi bay đi nó còn đe dọa chàng trai là sẽ quay lại trả thù. Chàng trai chạy lại phiến đá nhặt chú chim sẻ đang ngoi ngóp, anh tìm đủ mọi phương cách ủ cho con chim sống lại. Với cố gắng và lỗ lực cứu chú chim, chỉ gần 1 tiếng sau, chú chim nhỏ đã tỉnh lại và vỗ cánh bay được. Chú chim sẻ cảm ơn chàng trai và bảo anh ngồi đợi nó một lát để nó bay đi lấy tặng anh 1 vật quý.

Truyện cổ tích việt nam: Ai mua hành tôi

Truyện cổ tích Việt Nam: Ai mua hành tôi

1 lúc sau, chú chim đã quay trở lại và trong miệng ngậm 1 cái lọ bé tí xíu đặt xuống bên cạnh chàng trai và nói: – “Đây là lọ nước thần có phép màu làm cho một người đang già có thể trẻ lại, làm cho một vật nhỏ có thể to thêm, trên thế gian này không có một ai có”. Nói xong chú chim sẻ vỗ cánh bay đi. Chàng trai tò mò bèn mở nút lọ nước thần ra xem, anh thấy nước trong lọ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt. Chàng trai nghĩ thầm: – “Những thứ nước thơm như này chủ yếu để cho các bà nhà giàu có sức vào làm đỏm, chứ mình thì chắc chả bao giờ dùng loại nước thơm này “. Rồi anh đậy nắp lọ lại cẩn thận, cất vào túi áo và gánh củi mang về. Về tới nhà anh treo lọ nước lên kèo nhà, rồi thời gian cứ thế trôi qua, cũng do quá bận bịu với công việc đồng áng nên anh cũng bẵng quên đi, không còn nhớ tới cái lọ nước ấy nữa.

Một vài năm sau đó, vất vả mãi chàng trai mới cưới được một cô vợ. Vợ của anh cũng là con gia đình làm nông nên quanh năm chân lấm tay bùn, vì suốt ngày phải tiếp xúc với việc đồng áng cho nên vợ anh cũng đen đủi và xấu xí. Nhưng vợ chồng nhà anh rất yêu thương nhau.

 

Vào một hôm, khi người chồng đang cày giở nốt mảnh ruộng người đồng, vợ anh ở nhà cho lợn gà ăn và thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong lúc đang lau dọn, chị phát hiện trên kèo nhà có một lọ gì đó nho nhỏ, chị tò mò mở ra thì ngửi thấy một hương thơm ngào ngạt lan tỏa ra khắp nhà, chị tưởng đây là nước thơm chồng để đây nhân dịp đặc biệt sẽ tặng cho vợ. Lát sau, chị đun nước tắm gội rồi cho nọ nước thơm xức khắp mình mẩy.

Thật không ngờ, sau khi xức xong, từ một con người với vẻ ngoài xấu xí, bỗng chốc chị đã trở lên xinh đẹp lạ thường. Vẻ đẹp của chị giờ có thể nói là “nghiêng nước nghiêng thành” không ai sánh bằng. Nước thần trên người chị chảy xuống mấy cây hành nhỏ bên cạnh giếng, bỗng nhiên mấy cây hành bỗng lớn phổng một cách lạ thường, củ hành to như bình vôi, dọc hành dài như một chiếc đòn gánh.

Khi người vợ đi cày trở về nhà thì anh không thể nhận ra vợ mình nữa, anh cứ ngỡ rằng mình đang gặp một tiên nữ giáng trần, mãi sau anh mới nhận ra vợ vì nghe được giọng nói quen thuộc của chị. Chị vợ ngồi kể cho chồng nghe toàn bộ sự việc, nghe xong anh mới sực nhớ ra lọ nước thần mà con chim sẻ 3 năm trước báo đáp đền ơn anh đã cứu mạng. Kể lại chuyện cũ trong rừng cho vợ nghe, hai vợ chồng ôm nhau mừng rỡ, anh ngồi ngắm vợ mãi không biết chán.

Cũng kể từ hôm đó, anh quấn lấy vợ không rời. Chính vì thế mà một phần việc đồng áng có chút phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà ngắm vợ như này mãi không ổn, như này thì hai vợ chồng không có cơm để ăn mất. Anh nghĩ ra một cách, ngày hôm sau anh đi tìm và thuê một thợ vẽ cực giỏi để vẽ hình vợ anh. Thế là từ giờ, cứ mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại mang theo tấm hình của vợ để ngắm lúc mệt mỏi.

Một hôm khi đang cày ruộng, vừa cày được mươi luống thì con quạ năm xưa xà xuống quắp mất tấm hình của vợ anh rồi bay đi mất. Anh thấy vậy đuổi theo nhưng không kịp, con quạ đã vẫy cánh bay xa. Để báo thù mối thù 3 năm về trước, con Quạ mang bức tranh tới tận kinh đô, thả xuống sân rồng (Sân của hoàng cung nhà vua). Bọn lính canh thấy có bức tranh vẽ hình một cô gái rất đẹp nên đã cầm lên trình vua xem. Vì người con gái trong tranh quá xinh đẹp, vua ngắm mãi không hề biết chán, trong bụng nghĩ “Trong cung ta đã có rất nhiều mỹ nữ xinh đẹp tuyệt trần, nhưng không có một người nào đẹp như người con gái trong tranh. Hẳn là trời sai con quạ kia đến mách cho ta đây!”.

Lập tức vua ra lệnh cho một viên quan đại thần trong triều phải gấp rút tìm được cho ra người con gái xinh đẹp trong tranh và mang nàng về đây. Viên quan cho người đi dò la lùng sục khắp mọi vùng. Để việc dò la hiệu quả hơn, viên quan còn cho mở hội ở các vùng, khi người dân đến chơi hội đông, chúng lấy bức tranh ra và giả vờ nói là tình cờ nhặt được, ai là chủ nhân thực sự của bức tranh thì đến nhận lại.

Một hôm, chúng tới mở hội ở quên hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần. Quả nhiên anh chàng đã rơi vào bẫy của chúng. Thấy tấm hình của vợ mình, anh mừng rỡ tới nhận lại tranh. Nhưng anh không ngờ rằng, bọn chúng đã bí mật theo anh về tới tận nhà. Khi nhìn thấy vợ anh đúng là người phụ nữ trong tranh, chúng ập tới bắt nàng và đưa lên kiệu rước nàng về kinh đô, mặc cho người chồng của nàng quỳ lạy than khóc.

Sau khi bị bắt vào cung, người vợ không cười mà cũng không nói, biết bao nhiêu áo đẹp nhưng nàng vẫn không mặc, đầu tóc rối bù không chải, không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, vua lấy làm mừng rỡ nhưng làm đủ mọi cách, người đẹp cũng không nở một nụ cười, không cất lên một tiếng, suốt ngày chỉ im lặng. Vua lệnh cho rao trong dân chúng rằng, hễ trong nhân gian có ai làm cho nàng cười nói được, người đó sẽ được phong quan và thưởng rất hậu hĩnh.

Nghe được tin này, từ những gánh hề nổi tiếng cho tới những bậc cao y nô nức kéo nhau đến kinh thành với hy vọng có thể làm cho người đẹp nói cười. Nhưng đủ trò được giở ra, đủ mọi biện pháp từ diễn hề tới cúng bái cũng không làm cho nàng mở miệng.

Lại nói đến chuyện anh chồng, từ khi mất vợ, anh không thiết làm gì nữa, tất cả công việc anh đều không màng tới, chỉ ở nhà nhớ vợ. Khi nghe được tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung cười nói thì sẽ được vua ban thưởng, anh liều mình một phen lên kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành lớn bên cạnh giếng buộc làm một gánh quẩy theo. Đến kinh đô, anh đi qua đi lại trước cửa hoàng cung rồi rao lớn:

“Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với!”

Tiếng rao của anh mỗi lúc một lớn vọng vào cung vua. Nghe thấy tiếng chồng, nét mặt của người vợ tươi tỉnh hắn. Cuối cùng nàng cũng quay ra nói với thị nữ:

– Hãy ra mời người bán hành vào đây cho ta!

Khi nhìn thấy chồng mình, người vợ cười lên một tiếng. Thấy người đẹp bỗng dưng cười nói, vua lấy làm sung sướng, lại thấy mấy cây hành to kì lạ, vua càng làm thấy ngạc nhiên. Cứ ngỡ rằng chắc nàng cười nói là do mấy cây hành kì lạ kia, vua nảy ra một ý muốn tự cải trang thành người bán hành gánh qua gánh lại để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:

– Nhà ngươi cởi hết quần áo ra, ta sẽ cho ngươi tạm mặc long bào vào, ta sẽ mặc bộ quần áo của ngươi để giả làm người bán hành rong.

Thấy vua mặc quần áo xong, gánh gánh hành đi qua đi lại rao như anh chồng rao, người vợ lại càng cười ngặt ngẽo. Thấy người đẹp thích thú vua lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người vợ bảo thị nữ thả chó ra. Đàn chó thấy vua cứ ngỡ là người lạ liền nhảy bổ vào cắn xé cho đến chết. Người vợ bảo chồng mình:

– Mình hãy mau mau leo lên ngai vàng ngồi đi!

Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.

LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH GÌ???TRẢ LỜI THÌ NHỚ KẾT BẠN LUÔN NHA

13
24 tháng 3 2018

là truyện cổ tích Lọ nước thần 

30 tháng 4 2018

biết là chuyện Lọ Nước Thần rồi lại còn hỏi

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
Bài 2: Dựa theo truyện Nâng niu từng hạt giống, trả lời câu hỏi:1. Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống Nhà khoa học Lương Định Của đã lai tạo cho nước ta được rất nhiều giống lúa mới. Năm ấy, mùa đông vô cùng giá rét. Một người bạn nước ngoài của ông gửi về cho ông mười hạt thóc quý. Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét. Ông liền chia mười hạt...
Đọc tiếp

Bài 2: Dựa theo truyện Nâng niu từng hạt giống, trả lời câu hỏi:

1. Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống

 Nhà khoa học Lương Định Của đã lai tạo cho nước ta được rất nhiều giống lúa mới.

 Năm ấy, mùa đông vô cùng giá rét. Một người bạn nước ngoài của ông gửi về cho ông mười hạt thóc quý. Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét. Ông liền chia mười hạt giống thành hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối khi đi ngủ ông ủ năm hạt thóc vào trong người rồi trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm hạt thóc nảy mầm.

 Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

2. Trả lời câu hỏi:

a. Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

...................................................................................

b. Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?

................................................................................................

c. Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin mọi người hãy trả lời câu hỏi này. Tạm biệt mọi người!!!

5
18 tháng 2 2021

a,mười hạt thóc  giống quý , b,ông không muốn những  hạt giống quý nảy mầm rồi  chết vì giá rét , 

18 tháng 2 2021

tự giải

Đọc truyện Cậu bé thông minh 1. Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha : - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này. Người cha lấy làm lạ, nói rõ...
Đọc tiếp

Đọc truyện Cậu bé thông minh 

1. Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

 Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha :

 - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

 Người cha lấy làm lạ, nói rõ với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường. 

2. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi :

  - Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?

 Muôn tâu Đức Vua - Cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

  Vua quát :

 - Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm !  Bố ngươi là đàn ông thì đẻ làm sao được ! Cậu bé bèn đáp :

 - Muôn tâu, vậy sau Đức Vua lại ra lệnh cho làng con nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

 Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. 

3. Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ.

 Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

 - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

 Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài

. - Kinh đô : nơi vua và triều đình đóng

 - Om sòm : ầm ĩ, gây náo động

 - Trọng thưởng : tặng cho phần thưởng lớn

Nhà vua muốn tìm người tài để làm gì ?

A. Để giúp vua đánh giặc.

B. Để giúp nước.

C. Để gửi vào trường học.

2
28 tháng 3 2019

Vậy là ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.

Đáp án B

7 tháng 3 2021

Đáp án B

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi :Vòng cẩm thạch     Cha kể : cha ước ao tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ sạm đen, mẹ vẫn chưa một lần đeo. Chị em gom tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi :

Vòng cẩm thạch

     Cha kể : cha ước ao tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ sạm đen, mẹ vẫn chưa một lần đeo. Chị em gom tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía cười :

 - Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.

      Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

                                                                                                              Sưu tầm

Mẹ đã làm gì với chiếc vòng cẩm thạch ?

A. Mẹ đeo và ngắm nghía chiếc vòng mỗi ngày

B. Mẹ không đeo chiếc vòng vì mẹ đã già và đôi tay run

C. Mẹ cất kĩ chiếc vòng, thỉnh thoảng đem ra ngắm

D. Cả đáp án b và c đúng

1
17 tháng 9 2018

Lời giải:

Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía cười:

-Mẹ già rồi, tay run lắm chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.