K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

d) Trong tiếng Việt, các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ động âm ; dùng lối nói trại âm (gần âm) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối nói lái ; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa... Theo em, mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

3
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

25 tháng 11 2016
d) Các kiểu chơi chữ:
- Dựa vào hiện tượng gần âm;
- Mượn cách nói điệp âm;
- Nói lái;
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
c) Lên Google í
22 tháng 12 2017

Dùng lối nói lái:

VD: Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn.

Dùng từ ngữ đồng âm;

VD: Ruồi đậu mâm xôi đậu.

Dùng điệp ngữ vòng:

VD: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

29 tháng 9 2016

(3).Từ ấy chỉ việc cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai của vị quan tướng

-Nhờ vào 2 câu trên

-Chức năng ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho từ khen

(4)Từ "thế" chỉ lệnh chia đồ chơi của mẹ

-Nhờ vào câu : Hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi

-Chức năng ngữ pháp : Phụ ngữ của cụm động từ "nghe thấy thế"

29 tháng 9 2016

Từ  "ấy" trỏ việc cưỡi ngựa một mình ,chẳng phải vịnh ai của vị quan tướng.\

Nhờ vào nội dung của văn bản.

Chức năng ngữ pháp : phụ ngữ cho động từ

 

Từ "thế" trỏ  lời người mẹ vừa mới nói .

Nhờ vào nội dung cảu văn bản .

Chức năng ngữ pháp : dùng để trỏ hoạt động , làm phụ ngữ cho cụm từ:" vừa nghe thấy"

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ ?

5
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

27 tháng 11 2016

a)

VD1: +) Từ lợi thứ nhất nghĩa là lợi ích, lợi lộc
+) Từ lợi tứ hai có nghĩa là răng lợi.

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

VD2: Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói gần âm : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma.

Ý mỉa mai, chế giễu.
VD3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần.

→​ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
VD4: Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

+) Cá đối nói lái thành cối đá

+) Mèo cái nói lái thành mái kèo sự trái khoáy.

→ Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
VD5: Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+) Sầu riêng - danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+) Sầu riêng - tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c)

→ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

d)

VD1: Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa,...

VD2: Dùng lối nói trại âm.

VD3: Dùng cách điệp âm.

VD4: Dùng lối nói lái.

VD5: Dùng từ ngữ đồng âm

→ Hết rối đó bạn nha!banhqua




 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
30 tháng 1 2018

a. Tả cảnh ngụ tình là tả thông qua bức tranh thiên nhiên để gửi gắm tình cảm, thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình

b. "Một mảnh tình riêng": nói lên sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong không gian "trời, non, nước"

26 tháng 11 2021

1. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

2.Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

3.Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

4.Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

5.Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? 

6.Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

7.Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
mình bt 7 câu thôi thông cảm nha.

1 tháng 11 2016

trong bài thơ nào Đàm Thị Thanh Trà

1 tháng 11 2016

1) Nồi sầu chia li đầy lưu luyến và bịn rịn của người vợ có chồng ra ihiến trận được tác giả khắc hoạ khá đậm nét trong khố thơ đầu tiên. Bằng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập: giữa hình ảnh kẻ ở và -gười đi (Chàng thì đi - Thiếp thì về), giữa không gian rộng - hẹp (cõi xa- buồng cũ), giữa hai hoàn cảnh (mưa gió - chiếu chăn) tác giả đã gợi ẻn cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.

 

22 tháng 12 2016

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Tác giả đã sử dụng điệp ngữ " Vì " được nhắc đi nhắc lại ba lần.Để nói lền tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 12 2016

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.