K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2017

Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Do có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông nghiệp.

Đáp án: C.

1 tháng 4 2022

Câu 16: (Nhận biết)

Ngành công nghiêp chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. chế biến lương thực, thực phẩm.

B. luyện kim đen.

C. sản xuất vật liệu xây dựng.

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

7 tháng 4 2022

D

7 tháng 4 2022

b

2 tháng 3 2016

-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.

-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.

-Nâng cao đời sống nông dân.

-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước

1 tháng 4 2017

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên mòn hóa.

1 tháng 4 2017

- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.

- Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.

- Gia tăng giá trị hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới.

2 tháng 3 2019

- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản.

- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.

- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.

26 tháng 10 2023

1. Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ

   - Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều và cây lúa.

   - Đất phù hợp: Đất ở vùng Đông Nam Bộ thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp.

   - Hệ thống tưới tiêu và sông ngòi: Vùng này có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.

   - Dân cư lao động: Đông Nam Bộ có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho ngành nông nghiệp và sản xuất cây công nghiệp.

26 tháng 10 2023

2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

   - Nguyên liệu dồi dào: Đồng Bằng Sông Cửu Long có một diện tích rộng lớn của đồng ruộng, với sản lượng nông sản như gạo, cây ăn quả, và thủy sản đáng kể. Điều này tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm.

   - Hệ thống giao thông và cảng biển: Vùng này có hệ thống giao thông và cảng biển phát triển, giúp trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Ví dụ, cảng Cái Cui ở Cần Thơ là một trong những cảng quan trọng ở vùng ĐBSCL.

   - Sản phẩm xuất khẩu: Vùng ĐBSCL sản xuất nhiều sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm có tiềm năng xuất khẩu, chẳng hạn như gạo, cá tra, và các sản phẩm chế biến từ trái cây. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

   - Thị trường tiêu thụ: Vùng ĐBSCL nằm gần TP.HCM và các khu vực dân cư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chế biến. Ngoài ra, xuất khẩu cũng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp này.

   - Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, bao gồm các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính, để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

10 tháng 6 2021

Thế mạnh kinh tế nổi bật của đồng bằng sông Cửu Long là: A. Sản xuất lương thực thực phẩm B. Trồng cây công nghiệp lâu năm C. Công nghiệp dệt may D. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

 
6 tháng 7 2021

A  nha bạn

1 tháng 4 2017

a) Những thế mạnh dể phát triển ngành thuỷ sản

- Điều kiện tự nhiên:

+ Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về thuỷ sản.

+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, diện tích mặt nước rộng thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

+ Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,... tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

+ Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn.

+ Vùng biền rộng, có cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các cơ sở chế biến phát triển mạnh.

- Thị trường tiêu thụ rộng, nhu cầu lớn.

b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu do có diện tích rừng ngập mặn rộng, đường bờ biển dài với bãi triều rộng, nhiều kênh rạch.

c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: dịch bệnh, môi trường nước bị nhiễm bẩn. Biện pháp khắc phục: giữ gìn môi trường, phòng chông dịch bệnh.

a/ Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Về tự nhiên:
- Giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước). Nội địa có nguồn lợi thủy sản phong phú của mạng lưới sông rạch dày đặc
- Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha):
• Ven biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, vùng cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn (tôm sú, cua biển, sò huyết ....)
• Nội địa có nhiều diện tích mặt nước của sông rạch, ao hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh ...)
- Thời tiết tương đối ổn định, ít xảy ra tai biến thiên nhiên
- Có nhiều nguồn gien thủy sản với nhiều loại thủy sản có giá trị cao (tôm càng xanh, cá tra )
+ Về kinh tế — xã hội:
- Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
- Có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản 
— Có đội tàu thuyền đánh bắt thủy sản rất lớn
— Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước (tại chỗ của hơn 17 triệu dân, Đông Nam Bộ ..ệ.) và nước ngoài (các thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản ....)
- Được sự khuyến khích và chú trọng đầu tư của Nhà nước
b/ Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu vì:
+ Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong
nước: ,
— Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất nước (cả ở ven biển, ven đảo và nội địa)
- Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có nguồn gien tôm giống có giá trị kinh tế cao (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh, tôm sú _)
+ Nguồn lao động đông, có truyền thông và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
+ Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại
+ Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ,
Nhật Bản)
c/ Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguồn lợi thủy sản giảm sút (thủy sản trong sông rạch, thủy
sản ven bờ)
+ Kĩ thuật nuôi trồng thủy sản còn hạn chế (hình thức nuôi quảng canh còn phổ biến) và mang tính tự phát, ô nhiễm môi trường nước ở nhiều địa phương có xu hướng tăng, cùng với sự bất thường của thời tiết trong các năm gần đây đã ảnh hưởng tới hiệu quả của nghề nuôi thủy sản, chất lượng thương phẩm chưa Ổn định
+ Rào cản của thị trường xuất khẩu, sự cạnh tranh của các nước khác về các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (Ấn Độ, Thái Lan
+ Thiếu vốn đầu tư để phát triển nghề nuôi thủy sản, đóng mới
tàu đánh bắt xa bờ
+ Chưa chủ động nguồn thức ăn cho con nuôi và nguồn giống sạch
bệnh
d/ Một số biện pháp khắc phục:
+ Hiện đại hóa trang bị và nâng cao công suất tàụ thuyền đánh bắt, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ

+ Nâng cao chất lượng con giống, chú trọng việc tạo nguồn thức ăn thủy sản ổn định

+ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

+ Quy hoạch vùng nuôi thủy sản và mở rộng diện tích nuôi thủy sản hợp lí, đảm bảo tốt về môi trường.
+ Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy.

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.Câu 31: Ngành công...
Đọc tiếp

Câu 30: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Câu 31: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất do:

A. vị trí tiếp giáp với vùng nguyên liệu dồi dào là Đông Nam Bộ

B. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú sản xuất nông nghiệp và nghề cá.

C. nhập khẩu dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại.

D. được bổ sung nguồn nhân công giàu kinh nghiệm từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Câu 17: Nội dung nào không thể hiện đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?

A. Có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất nước ta

B. Phần lớn các ngành đều sử dụng nguyên liệu nhập khẩu

C. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất nước ta

D. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại

Câu 37: Hoạt động khai thác thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng có:

A. đường bờ biển dài

B. ngư trường Cà Mau – Kiên Giang

C. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

D. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm

Câu 38: Ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do:

A. khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

B. ngư dân có kĩ thuật nuôi trồng và đánh bắt tốt hơn.

C. nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước.

D. công nghiệp chế biến thủy sản với dây chuyền sản xuất hiện đại.


 
1
7 tháng 3 2022

30.C

31.B

17.C

37.B

38.C

19 tháng 11 2019

Trả lời: Trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản….). Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả…).

Đáp án: C