Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Số lượng NST của một số loài
Người 2n= 46; n=23
Tinh tinh 2n=48; n= 24
Gà 2n=78; n= 39
Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
Ngô 2n=20; n=10
Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có chứa phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm (hình 5A). Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histôn và được một đoạn ADN dài, chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1.3/4 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn. Chuỗi nuclêôxôn tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm. Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30 nm. Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có đường kính khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành crômatit có đường kính khoảng 700 nm.
Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi nhiễm sắc thể có thể đạt tới 1400nm.
Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
5) Cấu trúc nhiễm sắc thể:
* Cấu trúc hiển vi:
- Trạng tái nhiễm sắc thể đơn: gồm 2 đầu mút tâm động và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN
- Trạng thái nhiễm sắc kép: gồm 2 cromatit dính nhau tại tâm động
* Cấu trúc siêu hiển vi:
- NST được cấu tạo bởi 2 thành phần: ADN + protein loại histon
- Phân tử ADN có chiều ngang 2nm, gồm 146 cặp Nu quấn quanh khối protein (8 phân tử histon) 7/4 vòng \(\rightarrow\) nucleoxom
- Nhiều nucleoxom liên kết với nhau (mức xoắn 1) \(\rightarrow\) sợi cơ bản (chiều ngang 11nm). (Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 pân tử protein histon)
- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 \(\rightarrow\) Sợi nhiễm sắc (30nm)
- Sợi nhiễm sắc cuộn xoắn bậc 3 \(\rightarrow\) Sợi siêu xoắn (300nm)
- Sợi siêu xoắn kết đặc \(\rightarrow\) cromatit (700nm)
1) Nhiễm sắc thể là 1 cấu trúc có tổ chức của ADN và protein nằm trong các tế bào
Ta có thể thấy được NST ở động vật và thực vật
1.Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.Phân biệt bộ NSt lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?
-Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có bộ NST lưỡng bội khác nhau thể hiện ở số NST có trong tế bào ,ví dụ:
+Người 2n = 46 => n =23
+đậu Hà lan 2n=14 => n=7
+Ngô 2n = 24 => n =12
+Ruồi giấm 2n=8=> n=4
..........
-Phận biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội :
2.Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ?Mô tả cấu trúc ?
-Kì giữa của quá trình phân bào
-Mô tả:
+Gồm 2 nhiễm săc tử chị em (2 cromatit) được tạo ra từ sự tự nhân đôi của NST (bản chất là sự nhân đôi ADN)
+1 cromatit = 1 phân tử ADn + protein histon
+2 NS tử chị em này đính lại với nhau ở tâm động
+tâm động là nơi gắn với sợi tơ vô sắc để phân chia đều về 2cực của tế bào .
vào đây [Sinh học 9] Câu trả lời cho những câu hỏi trong sách giáo khoa ...
1.
- Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
- VD: Bộ NST lưỡng bội của người là 2n = 46, của cà chua 2n = 24,…
Bộ NST lưỡng bội
|
Bộ NST đơn bội
|
Trong tế bào sinh dưỡng ( xôma)
Bao gồm các cặp NST tương đồng. Mỗi cặp gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc: một có nguồn gốc từ bố,một có nguồn gốc từ mẹ
Ký hiệu: 2n (NST)
Ví dụ: Ở người 2n=46, Ruồi dấm 2n=8.
|
Trong giao tử
Bao gồm mỗi NST của các cặp tương đồng, có nguồn gốc từ mẹ hoặc từ bố
Ký hiệu: n (NST)
Ví dụ: Ở người n=23, Ruồi dấm n = 4.
|
1.
a/ Tính đặc trưng thể hiện qua : số lượng , hình dạng và cấu trúc nst
b/ bộ nst lưỡng bội của loài không thể hiện trình độ tiến hoá của loài . Ví dụ ở người (2n = 46) ở gà 2n =78
c/ Không phải tất cả nst trong người đều đồng dạng. Ví dụ như ở Nam cặp nst giới tính XY
a) 2n=8 -> Ruồi giấm đực
b) Đầu GP1: AAaaBBbbDDddXXYY
giữa GP1: AABBDDXX/aabbddYY hoặc AAbbDDXX/aaBBddYY hoặc AABBddXX/aabbDDYY hoặc AAbbddXX/aaBBDDYY hoặc aabbddXX/AABBDDYY hoặc....
(Nói chung đến đây nhiều TH lắm em tự tách nha)
c) Thì các kỳ cuối, KH các TB con ngắn cách nhau bởi dấu ";"
Gọi số tế bào sinh tinh là x, số tế bào sinh trứng là y ta có \(x+y=66\left(x,y\text{∈ }N\right)\)
Số NST trong các tinh trùng nhiều hơn các trứng là 9906 → 4×39x - 39y = 9906 (2)
Từ (1)(2) ta có hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=66\\4\times39x-39y=9906\end{matrix}\right.\leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=64\\y=2\end{matrix}\right.\)
Từ 1 tế bào mầm sinh dục đực cần nguyên phân 6 lần để tạo ra \(2^6=64\) tế bào sinh tinh
Từ 1 tế bào mầm sinh dục cái cần nguyên phân 1 lần để tạo ra \(2^1=2\) tế bào sinh tinh
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
+ Số lượng NST của một số loài:
Người 2n=46; n=23
Tinh tinh 2n=48; n=24
Gà 2n=78; n=39
Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
Ngô 2n=20; n=10
+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V
- Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:
+ Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
+ Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.