Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : văn kể chuyện
Câu 2 : một con lừa ( Lượng từ : một ; Danh từ : Con lừa )
Câu 3 : từ đâu làm cho câu nói của ngựa nhấn mạnh í nghĩ không muốn giúp lừa hơn
Câu 4 : Như mọi câu chuyện ngụ ngôn khác, tác giả đưa ra một tình huống nhằm rút ra một bài học, một kinh nghiệm sống. Câu chuyện muốn nói với các em về tình bạn chân chính. Phải thương bạn, giúp bạn lúc gặp khó khăn, không giúp bạn sẽ có lúc phải hối hận, giúp bạn chính là giúp mình. Tình bạn chỉ có thể được khẳng định vào những lúc khó khăn, hơn thế, không giúp bạn lúc bạn gặp khó khăn có khi lại làm hại chính mình.
Câu 5 : Em rút ra được bài học : hãy sẵn lòng giúp bạn lúc khó khăn vì giúp bạn cũng chính là giúp mình, bỏ mặc bạn là tự hại mình. Bạn bè phải thương yêu giúp đỡ nhau.
1. Thể loại : tự sự
Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi
2. Một con lừa (một - lượng từ, con lừa - danh từ )
3. Từ "nọ" trong "người nọ" với ý nghĩa chỉ một nhân vật không được xác định cụ thể về danh tính.
"Khẩn khoản" là một hành động chỉ sự tha thiết cầu xin để thoát khỏi khó khăn mà họ đang gặp phải.
4. Thông điệp : Sự lười biếng, ích kỉ của bản thân sẽ là nguyên nhân gây nên những gánh nặng sau này, Hãy giúp đỡ mọi người xung quanh để khi chúng ta gặp khó khăn có thể nhận lại được giúp đỡ.
Qua câu chuyện ngắn trên, em thấy được hậu quả của sự lười biếng và ích kỉ, Bên cạnh đó, em cũng nhận thức được lợi ích của sự giúp đỡ trong cuộc sống. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải gặp những khó khăn, nếu chúng ta biết cách cư xử một cách tích cực, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quan thì chính chúng ta sau này cũng sẽ nhận lại được điều tốt đẹp từ mọi người. Em hy vọng rằng, trong xã hội sẽ ngày càng những điều tốt đẹp hơn.
a)
- Danh từ: Cào Cào, Gọng Vó.
- Động từ: quát, đá.
- Tính từ: oai vệ, ghê gớm.
- Số từ: các, mỗi.
- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: dưới.
- Phó từ: vừa, sắp.
b)
- Cụm danh từ: con nhà võ.
- Cụm động từ: đã quát mấy chị Cào Cào ngụ.
- Cụm tính từ: tợn lắm.
c)
- So sánh: Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ.
- Nhân hóa: Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
- Ẩn dụ: Những gã sốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
- Hoán dụ: Tôi đã quát mấy...trái xoan...nhìn trộm.
Trong câu nói đầu tiên , Gióng nói về việc xin mẹ đi đánh giặc .
Điều này ca ngợi và nói lên :
- Ý chí đánh giặc cứu nước
- Đáp ứng nhiệm vụ giúp nhân dân chống giặc ngoại xâm .
- Tình yêu nước của Gióng
- Giúp nhân dân có được cuộc sống bình yên
- Gióng đã nói lên được tinh thần bảo vệ nước .
Những hình ảnh ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt cho em biết :
- Vũ khí đánh giặc là vũ khí của lòng cam đảm để Gióng cứu nước
- Gióng cũng đánh giặc không nhờ gậy sắt mà nhờ cỏ cây của đất nước .
- Trong câu nói đầu tiên , Gióng nói về việc xin đi đánh giặc
Điều đó ca ngợi và nói lên :
+ Ý chí đánh giặc cứu nước
+ Đáp ứng nhiệm vụ giúp nhân dân chống giặc ngoại xâm
+ Giúp nhân dân có được cuộc sống yên bình
+ Gióng đã nói lên được tinh thần bảo vệ nước
Những hình ảnh ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt cho em biết rằng :
+ Vũ khí đánh giặc là vũ khí của lòng can đảm để Gióng cứu nước
+ Gióng cũng đánh giặc nhưng không nhờ cây gậy mà nhờ cây tre của đất nước
Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
– BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
– Ẩn dụ: biển lúa của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
– Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2
Biện pháp đảo ngữ.
Nhấn mạnh vị ngữ, thể hiện cảm xúc và gợi lên hình ảnh.
@Nghệ Mạt
#cua
Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm vẫn chỉ là một cậu bé, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.
( Chắc mấy chục câu ấy chứ.. hì hì)
Trả lời:
Câu thơ đã cất lên chất chứa nỗi tiếc nuối, xót xa. Làm sao có thể tin được Lượm- thiên thần nhỏ bé ấy đã ra đi.Bởi vậy nên Tố Hữu không muốn dừng lâu trước cái chết của Lượm, ông ấy không hề nhắc một lần nào từ chết. Với Tố Hữu, Lượm đang nằm yên nghỉ giữa cánh đồng lúa chín:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hi sinh thật nhẹ nhàng, thanh thản. Em không chết mà em trở về với quê hương, với đất mẹ. Cánh đồng que dang rộng vòng tay êm ái, ngọt ngào đón em vào lòng. Hương thơm lúa ru đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Lượm như một thiên thần nhỏ, linh hồn em mãi mãi bất tử, hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:
"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam:
" Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.
Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”
Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.
Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.