Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt vì :
- Sau khi xác lập phạm vi trên toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
— Với sự phát triển của khoa học — kĩ thuật, sản xuất công, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có bước tiến vượt bậc, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được triển khai sôi nổi. Ở trình độ cao hơn cách mạng công nghiệp trước, nên đời sống xã hội chính trị của các nước tư bản lớn, tiêu biểu cũng bộc lộ một số điểm mới, ngoài những điểm cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản. Đó là :
+ Thứ nhất, hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm trọng, sự chênh lệch giàu, nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt.
+ Thứ hai, sự giác ngộ về chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt của công nhân ngày một nâng cao.
+ Thứ ba, các tệ nạn của chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội.
Những điều trên khiến cho những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa càng thêm sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội với chiếm hữu có tính chất tư nhân. Mâu thuẫn này chi phối xã hội tư bản chủ nghĩa và đưa tới những cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản ngày càng thêm gay gắt.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt vì :
- Sau khi xác lập phạm vi trên toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
— Với sự phát triển của khoa học — kĩ thuật, sản xuất công, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải có bước tiến vượt bậc, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được triển khai sôi nổi. Ở trình độ cao hơn cách mạng công nghiệp trước, nên đời sống xã hội chính trị của các nước tư bản lớn, tiêu biểu cũng bộc lộ một số điểm mới, ngoài những điểm cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản. Đó là :
+ Thứ nhất, hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm trọng, sự chênh lệch giàu, nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt.
+ Thứ hai, sự giác ngộ về chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt của công nhân ngày một nâng cao.
+ Thứ ba, các tệ nạn của chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội.
Những điều trên khiến cho những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa càng thêm sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội với chiếm hữu có tính chất tư nhân. Mâu thuẫn này chi phối xã hội tư bản chủ nghĩa và đưa tới những cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản ngày càng thêm gay gắt.
- Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội ngàu càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân,..
- Nguyên nhân là do:
+ Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng
+ Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về sức mạnh và kinh tế.
+ Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghãi ở các nước đế quốc dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về thị trường và nguyên liệu dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
+ sự áp bức bóc lột của chính quốc với thuộc địa
+ sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
- Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì : Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Không giống với Anh, Đức, hầu hết tư bản của Pháp được đầu tư ngay tại châu Âu, dưới hai hình thức chủ yếu : quốc trái (cho các nhà tư bản châu Âu vay) và thị trái (cho các tỉnh châu Âu vay). Pháp xuất khẩu rất ít tư bản sang thuộc địa (khoảng 10%). Năm 1913, tổng số lãi của tư bản xuất khẩu là 2,3 tỉ phrăng. Trong hệ thống kinh tế thế giới, Pháp là một trong những chủ nợ lớn nhất. Vào năm 1914, Pháp có 2 triệu/39 triệu dân sống bằng nghề cho vay lãi.
Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì: Pháp chủ ý đến sản xuất cảng tư bản dưới hình thức cho các nước chậm phát triển vay lấy lãi nặng.
a) Chủ nghĩa đế quốc Anh
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa ở châu Âu và châu Phi. NĂm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới ¼ diện tích lục địa và ¼ dân số. Người ta ví nước Anh là nước “ Mặt trời không bao giờ lặn”
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột tàn nhẫn một hệ thống thuộc địa bao la và giàu có nằm rải rác khắp hành tinh. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”
b) Chủ nghĩa đế quốc Pháp
- Thời kì nay ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao
- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất cảng tư bản sau Anh nhưng khác Anh ở chỗ chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn đời sống kinh tế ở các nước tư bản.
Ở Pháp, ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ti lớn.
Công ti “Snây-đơ Crơ-dô" nắm các nhà máy quân sự ở Crơ-dô và các
nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng
trong nước. “Tổng công ti đường sắt và điện khí” cùng 6 công ti khác
độc quyền ngành đường sắt trong nước. 50% trọng tải đường biển do
3 công ti lớn nắm. Hai công ti “Xanh Gô-ben" và "Cu-man” kiểm soát toàn bộ công nghiệp hoá chất.
Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn đời sống kinh tế ở các nước tư bản.
Ở Pháp, ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ti lớn.
Công ti “Snây-đơ Crơ-dô" nắm các nhà máy quân sự ở Crơ-dô và các
nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng
trong nước. “Tổng công ti đường sắt và điện khí” cùng 6 công ti khác
độc quyền ngành đường sắt trong nước. 50% trọng tải đường biển do
3 công ti lớn nắm. Hai công ti “Xanh Gô-ben" và "Cu-man” kiểm soát toàn bộ công nghiệp hoá chất.
Chọn A