K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2016

Những bài này kiến thức rất cơ bản, đọc lý thuyết trong SGK em sẽ làm được. 

Hãy suy nghĩ câu hỏi cho kĩ, không làm được thì hãy hỏi, không nên lạm dụng mục hỏi đáp để mình bị lười suy ghĩ em nhé ok

Để làm bài tập trên, em áp dụng định luật Cu-long để tính lực tương tác giữa 2 điện tích:

\(F=9.10^9.\dfrac{|q_1.q_2|}{r^2}\), với \(q_1;q_2\) là độ lớn của 2 điện tích, \(r\) là khoảng cách giữa chúng.

Áp dụng thuyết electron, ta biết mỗi electron có điện tích là: \(e=-1,6.10^{-19}C\), như vậy để tìm số electron dư trong mỗi hạt bụi, ta lấy điện tích hạt bụi chia cho điện tích mỗi một electron là ra.

Áp dụng:

a) \(F=9.10^9.\dfrac{|9,6.10^{-13}.9,6.10^{-13}|}{0,03^2}=9,2.10^{-12} (N)\)

b) Số electron dư trong mỗi hạt bụi: \(n=\dfrac{-9,6.10^{-13}}{-1,6.10^{-19}}=6.10^6\) (hạt)

1 tháng 9 2016

em đâu có phải như chị nói đâu huhukhocroi

 

27 tháng 9 2016

Khi quả cầu lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song, nằm ngang nhiễm điện trái dấu, thì quả cầu chịu tác dụng của hai lực cân bằng trọng lực \(P=mg\) hướng xuống dưới, lực điện \(F=qE\) hướng lên trên.

\(P=F\Leftrightarrow mg=qE\) với\( m=3,06.10^{-15} kg; q=4,8.10^{-18} C ; g=10 m/s^2\).

Ta tính được: \(E=6,375.10^3V/m\)

Suy ra hiệu điện thế \( U=Ed=6,375.10^3 V/m \times 2.10^{-2}m=127,5 V\)