K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2016

Giới hạn quang điện là bước sóng lớn nhất chiếu vào kim loại mà gây ra hiệu ứng quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại nên đáp án là B

16 tháng 2 2016

Ban đầu quả cầu bằng đồng chưa tích điện. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ vào quả cầu thì electron bị bứt ra khỏi quả cầu và quả cầu tích điện dương, quả cầu có một điện thế.

Số electron bị bứt ra càng nhiều thì điện thế của quả cầu càng tăng dần. Và khi điện thế quả cầu đạt tới giá trị Vmax thì các electron vừa mới bứt ra lại bị hút trở lại quả cầu, và điện thế của quả cầu không tăng nữa. Vậy giá trị cực đại Vmax của điện thế quả cầu chính là hiệu điện thế hãm trong tế bào quang điện. 

\(V_{max}= U_h\)

Hệ thức Anh -xtanh

 \(hf = A+ W_{đ max}= A+eU_h\)

=> \(eU_h= hf -A= hc (\frac{1}{\lambda}-\frac{1}{\lambda_0})\)

=> \(eU_h= 6,625.10^{-34}.3.10^8.(\frac{1}{0,2.10^{-6}}-\frac{1}{0,3.10^{-6}})= 3,3125.10^{-19}J.\)

=> \(U_h = \frac{3,3125.10^{-19}}{1,6.10^{-19}}= 2,07V.\)

5 tháng 3 2020

Cảm ơn rất nhiều , mik đã hiểu bane chất quang điện

5 tháng 2 2015

Công thức Anh-xtanh cho hiện tượng quang điện ngoài   

 \(hf =A + \frac{1}{2} mv_{0max}^2= A+ W_{đmax}\)

=> \(\frac{hc}{\lambda_1} =\frac{hc}{\lambda_0}+W _{đmax1} \)

=> \(W_{đmax1} = \frac{hc}{\lambda_1} - \frac{hc}{\lambda_0} = 3,011.10^{-19}J.\)    

Với công thoát: \(A = \frac{hc}{\lambda_0} = 3.011.10^{-19}J ; \frac{hc}{\lambda_1} = 6,023.10^{-19}J.\)

Mà \(v_{0max2} = \sqrt{2}v_{0max2} => W_{dmax1} = 2W_{dmax2} \) 

     => \(\frac{hc}{\lambda_2} =\frac{hc}{\lambda_0}+W _{đmax2} = 3,011.10^{-19} + 6,023.10^{-19} = 9,035.10^{-19}J.\)

     => \(\lambda_2 =\frac{hc}{ \frac{hc}{\lambda_0} +W_{dmax2}} = \frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{9,035.10^{-19}} = 2,2.10^{-7}m = 0,22 \mu m.\)

Chọn đáp án.D. \(0,22\mu m.\)

 

O
ongtho
Giáo viên
28 tháng 2 2016

\(hf_1 = A+\frac{1}{2}mv_1^2=>\frac{1}{2}mv_1^2= hf_1-A .(1)\)

\(hf_2 = A+\frac{1}{2}mv_2^2= A+4\frac{1}{2}mv_1^2 .(2)\)Do \(v_2=2 v_1\)

Thay phương trình (1) vào (2) =>

 => \(hf_2 = A+4.(hf_1-A)\) 

=> \(3A= 4hf_1-hf_2\)

=> \(A = \frac{h.(4f_1-f_2)}{3}.\)

 

18 tháng 2 2016

Hệ thức Anh -xtanh trong hiện tượng quang điện

\(hf = A_1+W_{đ1}.(1)\)

\(hf = A_2+W_{đ2}.(2)\)

Ta có  \(A_1 = \frac{hc}{\lambda_{01}}; A_2 = \frac{hc}{\lambda_{02}}\)

           \( \lambda_{02} = 2\lambda_{01}=> A_1 = 2A_2. \)

Trừ vế với vế của phương trình (1) cho phương trình (2) ta có

=> \(0= A_1-A_2+W_{đ 1}-W_{đ 2}.\)

=> \(W_{đ2}=( A_1-A_2)+W_{đ1} = A_2+W_{đ1}\)

Mà \(A_2 >0\) => \(W_{đ2} > W_{đ1}\).

22 tháng 5 2019

Chọn đáp án C

12 tháng 6 2016

Ta có

Wđ= \(\frac{hc}{\lambda}\)

lấy tỉ lệ 

1,5=\(\frac{hc}{1.2\lambda}\) => \(\lambda\)

sau đó   A=\(\frac{hc}{\lambda}\)

không biết có đúng không. Nếu sai sót mong mn góp ý ạleu

 

câu hỏi của bn có ở đây nhá  Câu hỏi của HOC24 - Học và thi online với HOC24

8 tháng 3 2016

thanks • ♥ⓛⓞⓥⓔ♥☜ 

8 tháng 3 2016

Động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra từ mặt quả cầu:
      \(\frac{mv^2_{max}}{2}=\frac{hc}{\lambda}-A=2,7.10^{-19}J\)      
Gọi Q là điện tích của quả cầu, điện tích này phải là điện tích dương để giữ electron; điện tích Q phân bố đều trên mặt quả cầu, do đó điện thế trên mặt quả cầu là:
\(V=9.10^9.\frac{Q}{R}\). Trên quả cầu hình thành điện trường với các đường sức vuông góc với mặt cầu và hướng ra ngoài ( vì Q>0), điện trường này ngăn cản electron thoát ra khỏi quả cầu, công của điện trường cản là: \(W=eV=9.10^9.\frac{Qe}{R}\)
Muốn cho electron không thoát ra , công đó phải bằng động năng ban đầu cực đại của electron nghĩa là: \(9.10^9.\frac{Qe}{R}=\frac{mv^2_{max}}{2}\)
Thay số ta rút ra : \(Q=1,9.10^{-11}C\)