Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua...
Đọc tiếp
Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.
(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.
(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.
(Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?
Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?
Tham khảo.
Tuổi thơ của ai cũng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Chính nhờ những kỉ niệm muôn hình muôn vẻ đó, đã tạo nên một tuổi thơ nhiệm màu. Bản thân em cũng vậy. Và trong vô số kỉ niệm đó, em nhớ nhất vẫn là một lần em nói dối mẹ.