Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một chú ong mê mải hút nhụy hoa, không hay biết trời đang sập tối, ong không về nhà được. Sớm hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyên nó xa nhà đêm qua.
Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên của chú ong xa nhà đó.
GỢI Ý
-Phần mở đầu nói về tình huống xảy ra câu chuyên (như đề bài cho)
-Phần chính: nói về những sự việc may mắn, những lực lượng hỗ trợ, giúp ong nghỉ ngơi qua đêm: bông hoa mời ong chui vào giữa cánh và khép lại thành ngôi nhà cho ong ngủ. Hoặc nói về những khó khăn thử thách đối với ong khi trời tối, đêm về: Ong bơ vơ không có chỗ ngủ, đến trú tạm ở đâu đó nhưng lại bị kẻ khác quấy rầy, đe dọa.
-Phần kết thúc: Bộc lộ thái độ biết ơn của ong đối với người đã giúp đỡ mình hoặc lúc ong vượt qua thử thách rồi bay về nhà khi trời sáng. Chú ý làm rõ ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bông hoa; bài học về ý chí và nghị lực vượt qua thử thách của bạn ong.
Hôm ấy, sau khi đưa chuyến mật cuối cùng về nhà, làm hết nhiệm vụ mẹ đã phân công trong ngày cho anh em chúng tôi, mọi người xúm lại và trên cái thảm đỏ mượt như nhung của một nhánh hoa, tôi bèn kể lại câu chuyện đã xảy ra từ ba hôm trựớc với mình.
Buổi sáng hôm ấy, trời u ám làm sao, mới tinh mơ mọi người đã đánh thức tôi dậy. Mẹ bảo: “Hôm nay các con hãy chăm chỉ hơn, chỉ cần lấy một nửa số phấn mật như ngày hôm qua rồi về nghỉ sớm vi trời có thể mưa đấy”. Tôi bèn uể oải bò ra khỏi tổ. Đáng lẽ tôi phải đi theo hướng dẫn đường của ong trinh sát nhưng tôi cứ mắt nhắm mắt mở nhằm một hướng về phía rung già mà bay tứi, nhưng tìm kiếm hoài mà vẫn không thấy một bông hoa nào cả. Nhìn mấy chú bướm vàng rập rờn bay trên bờ suối, tôi cũng bắt chước múa lượn và rong choi theo bọn họ. Một lúc sau, thấy đói bụng, tôi nghĩ sẽ về tổ đánh chén một bữa cho thỏa thuê. Cũng may cho tôi, nhè lúc bác canh cửa sơ ý, tôi lén vào trong. Đang ăn nửa chừng, tôi bị lôi xềnh xệch ra cửa và lập tức bị cảnh báọ ngay: “Này con ong kia, sao mày không đi kiếm mật mà còn ngồi đó, chuyên này mà mày không kiếm được mật thì liệu hồn đấy!”
Lần này thì tôi thất vọng thật sự, tôi lại bay đi. Một lúc sau thì trời cũng thương tình và phù hộ cho tôi nhìn thấy một bụi hoa, tôi bèn sà xuống, thò vòi vào bầu mật nhưng hõi ôi, cố gắng lắm tôi mói vét được chút ít còn lại. Tôi hấp tấp, mải mê đáp hết bông hoa này đến bông hoa khác và trời sập tối lúc nào cũng không hay, không biết.
Chao ôi, đó là một cái đêm thật kinh hoàng. Gió lạnh nổi lên, mưa như rây bột lất phất bay. Tôi cuống cuồng nhưng càng bay, tôi thấy mình như lạc vào noi xa lạ han. Những tiếng cú mèo ném vào đêm nghe sầu thảm vô cùng. Tiếng những con rắn lục huýt gió phun phì phì nghe lạnh cả người. Qua ánh sáng của những con đom đóm, tôi nhìn thấy một gốc cây tối om. Tôi lướt thướt và run rẩy chui vào nhưng đôi râu tinh nhạy đã báo cho tôi biết điều nguy hiểm trước mắt. Tôi nhìn thấy đôi mắt xanh lè của con tắc kè khổng lồ. Trời ơi, nếu mà nó phóng cái lưỡi dài thống của nó vào tôi thì coi như tôi đã nằm gọn trong bụng nó rồi. Tôi bay ra thì nghe một tiếng vỗ cánh xoay tít theo không gian. Tôi đuổi theo bỏi vì tôi nhận ra được tiếng họ hàng nhà tôi. Hắn ta cũng là một con ong lười biếng và bất hảo. Hắn rủ rê tôi làm nhiều trò mờ ám. Và cuối cùng hắn tinh ma chui vào tổ tò vò. Sau khi ấm cúng trong tổ, hắn bèn lên giọng, đại ca khuyên dạy tôi đủ điều như không nên ở tổ nửa, phải ra riêng sống tự lập. Nhưng vừa lúc đó, bất thần mấy mụ tò vò khệ nệ khiêng những đứa trẻ của họ nhà nhện đang lù lù tiến vào. Nhanh như chóp, tôi bèn nhảy đến núp sau lung tảng đất. Khi phát hiện ra đại ca, chứng bèn nhảy tói bắt và giết chết. Nhân cơ hội đó, tôi bèn chuồn ra ngoài và bỏ luôn ý định sống tự lập.
Thế rồi tai nạn qua khỏi, bình minh cũng đã lên. Tôi chỉ vẫy cánh mấy cái thì bỗng nhiên người tôi bay bổng lên trời và trong khoảnh khắc đã về đến tổ.
Vừa về đến nhà thì mọi người đã xúm quanh tôi để hỏi chuyện. Mẹ khuyên răn tôi và bảo rằng: “Các con hãy coi như đày là một bài học đầu tiên trên bước đường đòi của mình, các con phải cẩn thận, đừng để vấp phải nữa nhé”, nghe xong tôi hối hận lắm. Mặc dù vậy, mẹ vẫn âu yếm và thương yêu tôi như ngày nào. Mẹ dùng râu cọ vào râu của tôi, tất nhiên là hôm ấy, mẹ cho tôi nghỉ làm việc và còn cho tôi chén một bữa mật hoa no nê thỏa thích.
Bố mẹ đã dạy con bài học đầu tiên là phải biết quý trọng tình người vì "Con ơi! Thương người như thế thương thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Sống trên đời cần có một tấm lòng". Bài học đó con vẫn chưa ghi tạc hết, trong cơn mưa tầm ta, giúp một đứa trẻ qua con hoạn nạn con mới thấy tình người thật đáng cao quý biết bao. Trong con giờ đây, câu chuyện của người hôm qua vẫn còn nguyên vẹn.
Hôm ấy, như mọi lần, con lại tung tăng chân sáo tới trường. Từng cơn gió nhẹ nhàng lướt qua tôi mạng lại không khí se lạnh của mùa đông, tạo nên âm thanh huyền diệu; tiếng cây xào xạc, tiếng áo người đi xe phần phật... Nghê sao mà giống tiếng hát mượt mà của chị gió đang dẫn đường cho bác mùa đông già nua khó tính. Trong cảnh sắt mờ hơi sướng ấy, không khí trong lành đến lạ thường. Con đang nghĩ bầu trời hôm nay sao đẹp đến thế thì bỗng có tiếng khóc thút thit ở đâu đó lọt vào "giác quan thứ sáu" của con. Nhìn quanh quẩn cuối cùng cũng thấy một em bé khoảng 5, 6 tuổi đang đứng khóc một mình. Con nghĩ ngay "Chắc em bé này bị lạc". Không chần chừ, con tiếng tới gần em, hỏi:
- Em bị lạc mẹ à?
Em bé vừa khóc nất lên, vừa nghẹn ngào:
- Chị ơi... mẹ em... em muốn mẹ... Hic... hic... mẹ ơi....!
Con nhẹ nhàng vuốt tay lên mái tóc em, dỗ dành:
- Thế chị dần em đi tìm mẹ nhé!
Em bé không nói, chỉ khẻ gật đầu, tay gạt nước mắt. Con mĩm cười thân thiện, rút khăn ra đưa cho em:
- Uhm, ngoan lắm! Năm tay chị đi thôi nào!
Em bé đáp hồn nhiên:
- Vâng ạ!
Đi được một đoạn bỗng con khựng lại "Thôi chết, còn 15 phút nữa vô lớp rồi biết. Làm sao bây giờ?" Con đắng đo suy nghĩ: nên để em bé ở lại đây hay là tiếp tục dẫn em bé đi tìm mẹ... Nhưng cuối cùng con cũng có cách. Con dẫn em bé đến đồn công an để các chú giúp tôi tìm mẹ của em. Trên đường đi, con nghĩ thầm " Nếu có trễ vài phút chắc là không sao đây! Mình báo với cô lại sự việc là được!" Tới đồn:
- Có chuyện gì vậy cháu bé?
- Dạ, có em bé này bị lạc mẹ ạ!
- Cháu gặp em bé này ở đâu?
- Dạ, cháu gặp em bé ở đường đến trường cháu - Trường THSC Nguyễn Thái Bình ạ!
Chú công an ngạc nhiên:
- Ủa, vậy người phụ nữ lúc nãy là mẹ của em bé này rồi! Lời khai của cháu trùng với lời khai của người phụ nữ đó mà. Thôi được rồi, chú sẽ thông báo lại để em bé này về với mẹ - chú ông an xoa đầu em bé.
- Dạ vâng! Thôi cháu chào chú ạ! - Con vội chạy đến lớp cho kịp giờ học.
Bố mẹ ơi! Con đã làm được việc giúp ích cho đời rồi đấy. Con sẽ ghi lồng tạc dạ lời dạy của bố mẹ. Con hứa sẽ làm những việc tốt nữa. Đễ không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ!....
Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.
Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:
- Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?
Cậu bé lí nhí trả lời:
- Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7.
Thầy lại hỏi:
- Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?
Cậu học trò đáp:
- Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.
- Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?
- Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.
Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?
Tài cười nói:
- Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.
Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.
Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.
Xin lỗi nha, mình không biết làm sao để lập dàn ý, mk chỉ có thể viết được bài văn này thôi :
Sáng sớm ngày trước, em đang sải chân bước trên con đường đi học quen thuộc để về nhà, bỗng một ngón gió lùa qua làm chiếc mũ phất phơ rồi rơi xuống dòng sông cạnh bên. Em lội chân xuống dưới và nhặt lại chiếc mũ,định rời đi, chợt em nghe có giọng nói khàn khô :
- Ai đấy ?
Cậu bé hỏi lại :
- Dạ cho cháu hỏi, ai vừa hỏi vậy ạ ?
Giọng nói lạ đó đáp lại :
- Là ta.
Cậu bé nhìn xuống mặt sông, chợt hỏi một câu :
- Cụ sông vừa nói đấy ạ ?
- Đúng thế.
Cậu bé băn khoăn, định chạy đi, dòng sông nói :
- Đừng sợ, ta chẳng làm gì cháu đâu ! Ta chỉ đang phiền lòng thôi.
Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:
Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)
Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.
Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.
“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .
Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.
Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết
“Đêm nay Bác không ngủ
Đêm nay Bác ngồi đó
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...
Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...
"trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau"
(tin thắng trận-HCM)
‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.
a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :
+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !
+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .
+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !
+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .
_ Những yếu tố suy ngẫm :
+ Non sống ... đồng bào
+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .
_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .
( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )
hay quá bạn ơi cho 1111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111119999999999999999999999999999999999999999999999999sao
bài này ai lấy thì lấy , còn việc thi cuối kì 1 thì tôi sẽ làm hay hơn
beez...beez...beez...
Dịch ra:Ê hôm qua tớ đi hút nhị hoa mải mê quá
mà không biết là buổi tối
xong rồi tìm mãi chặng đường dài mới về nhà được
về cái tớ đăng cái này lên olm
mong bạn ấy k