K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 24: Cho các đặc điểm sau:1. Răng mọc trong lỗ chân răng;2. Hàm dài;3. Trứng có lớp vỏ đá vôi.Loài động vật nào dưới đây có tất cả những đặc điểm nêu trên?A. Rắn lục đuôi đỏ.                             B. Cá sấu Xiêm.C. Rùa núi vàng.                                  D. Nhông Tân Tây Lan.Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện...
Đọc tiếp

Câu 24: Cho các đặc điểm sau:

1. Răng mọc trong lỗ chân răng;

2. Hàm dài;

3. Trứng có lớp vỏ đá vôi.

Loài động vật nào dưới đây có tất cả những đặc điểm nêu trên?

A. Rắn lục đuôi đỏ.                             B. Cá sấu Xiêm.

C. Rùa núi vàng.                                  D. Nhông Tân Tây Lan.

Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?

A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.

B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.

C. Có mai và yếm.

D. Trứng có màng dai bao bọc.

Câu 26: Đặc điểm của bộ Rùa là

A. Hàm không có răng, có mai và yếm          B. Hàm có răng, không có mai và yếm

C. Có chi, màng nhĩ rõ                                  D. Không có chi, không có màng nhĩ

III. LỚP CHIM

Câu 27. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.

B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.

C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.

Câu 28. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.                             B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa.                                      D. Tuyến nước bọt.

Câu 29. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt.                            B. Bay kiểu vỗ cánh.

C. Không có mi mắt.                                      D. Nuôi con bằng sữa diều.

Câu 30: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là

A. Cánh dang rộng mà không đập

B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục

C. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

D. Cánh đập liên tục

 

Câu 31: Chim bồ câu mỗi lứa đẻ bao nhiêu trứng

A. 1 trứng              B. 2 trứng              C. 5 – 10 trứng                D. Hàng trăm trứng

Câu 32. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.

Câu 33. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .

A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi                     B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai

C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai                     D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

1
5 tháng 4 2017

Nói chung ở các chợ địa phương trong cả nước thường gặp các loại trai, hên. Chợ vùng biến còn có thêm mực (mực khô và mực tươi). Đó là những thực phẩm có giá trị xuất khẩu.

5 tháng 4 2017

Nói chung ở các chợ địa phửơng trong cả nước thường gặp.
Các loại ốc, trai, hến. Chợ vùng biển còn có thêm mực (mực khô và mực
tươi). Đó là những thực phẩm có giá trị xuất khẩu.

7 tháng 4 2017

- Bộ Ăn sâu bọ: các răng đều nhọn.
- Bộ Gặm nhâm: răng cứa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ Ăn thịt: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.


7 tháng 4 2017

- Bộ Ăn sâu bọ: các răng đều nhọn.
- Bộ Gặm nhâm: răng cứa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ Ăn thịt: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc

5 tháng 4 2017

- Ở vùng biển: nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm...
- Ở vùng đồng bằng: nhân dân thường nuôi tôm càng và tôm càng xanh.

5 tháng 4 2017

Ở nước ta nhân dân thường nuôi và khai thác các loại tôm làm thực phẩm suất khẩu :

- Vùng ven biển : nhân dân nuôi các loại tôm như tôm sú , tôm hùm , ...

- Vùng đồng bằng : nhân dân thường nuôi các loại tôm như tôm càng hay tôm càng xanh.

7 tháng 4 2017

Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:
— Đôi kìm có tuyến độc.
— Đôi chân xúc giác.
— 4 đôi chân bò.

15 tháng 4 2017

Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:
— Đôi kìm có tuyến độc.
— Đôi chân xúc giác.
— 4 đôi chân bò.

7 tháng 4 2017

Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

5 tháng 4 2017

Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

5 tháng 4 2017

Những động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá là: các loại trùng roi và các loại trùng cỏ.. Chúng là thức ăn tự nhiên của các giáp xác và động vật nhó khác. Các (lộng vật này lại là thức ăn quan trọng cho cá và các động vật thủy sinh khác (ốc. tôm,...).

5 tháng 4 2017

trùng roi

trùng biến hihf

7 tháng 4 2017

Các em tìm hiểu các biện pháp phòng chống sâu bọ ở địa phương, để tự nhận thấy: Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

15 tháng 4 2017

Các em tìm hiểu các biện pháp phòng chống sâu bọ ở địa phương, để tự nhận thấy: Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

3 tháng 12 2017

Đặc điểm phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác:

- Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân bò và 2 đôi cánh.

7 tháng 4 2017

Sâu bọ có 1 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh (ở Giáp xác không có).