K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2019

Bảng niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thời gian Chiến sự Kết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915 Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
  Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917 Cách mạng tháng 10 Nga thành công Chính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918 Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp Nga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918 Đức tiếp tục tấn công Pháp Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918 Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ Nền quân chủ bị lật đổ
1/11/1918 Chính phủ Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc
11 tháng 4 2017

Bảng niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

THỜI GIAN

SỰ KIỆN

4.8.1914

Bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

1914- 1918

Giai đoạn thứ nhất. Đức đánh Pháp chiến tranh diễn ra Châu âu, lan rộng thế giới. Từ 1916 chuyển sang giai đoạn cầm cự

Mùa xuân 1917- 11. 1918

Giai đoạn thứ hai. Phe hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại, đầu hàng

7.11.1917

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

9.11.1918

Cách mạng Đức thắng lợi – lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa

11.11.1918

Chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc

6 tháng 3 2018

Đáp án: D

Giải thích: Mục…III….Trang…36…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

11 tháng 4 2017

Thời gian

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả, ý nghĩa

Nước Nga - Liên Xô

Các nước tư bản (1918 - 1939)

Các nước châu Á

Chiến tranh thế giới thứ hai

28 tháng 11 2018
Thời gian Sự kiện Kết quả
T2. 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7.11.1917 CMT10 Nga thắng lợi

- Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.

- Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

1918- 1920 Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921- 1941 Liên xô xây dựng CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

Các nước khác

Thời gian Sự kiện Sự kiện
1918- 1923 Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập
1924- 1929 Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định.
1929- 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định.
1933- 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

- Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị.

- Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội.

1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

- 72 nước trong tình trạng chiến tranh.

- CNPX thất bại.

- Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ.

5 tháng 5 2018

Nước Nga (Liên xô)

Thời gian Sự kiện Kết quả
T2. 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7.11.1917 CMT10 Nga thắng lợi

- Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.

- Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

1918- 1920 Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921- 1941 Liên xô xây dựng CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
     

Các nước khác

Thời gian Sự kiện Sự kiện
1918- 1923 Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập
1924- 1929 Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định.
1929- 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định.
1933- 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

- Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị.

- Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội.

1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

- 72 nước trong tình trạng chiến tranh.

- CNPX thất bại.

- Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ.

22 tháng 4 2018

Đáp án là D

8 tháng 3 2020

Câu 1

8 tháng 3 2020

Câu 1

Thời gian Sự kiện Kết quả

từ 1/9/1939 đến
tháng 4/1940

Đức tấn công Ba Lan Balan bị Đức thôn tính
từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 "chiến tranh kì quặc " Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
từ tháng 4/1940 đến 9/1940 Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch .Nauy , Bỉ , Hà Lan , Lucxambua bị Đức thôn tính , Pháp đầu hàng Đức . Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941 Đức tấn công Đông và Nam Âu - Rumani ,Hunggari , Bungari,Nam Tư , Hi Lạp bị thôn tính

Câu 2

- Thứ nhất : qui mô của cuộc chiến tranh gần như bao trùm toàn bộ các châu lục : Âu, Á ,Mĩ, Phi ..và diễn ra trên nhiều mặt trận.
- Thứ hai : bom nguyên tử - vũ khí hủy diệt hàng loạt - xuất hiện trong thế chiến ( Mĩ đã ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản) đã gây ra những tổn thất vô cùng lớn.
- Thứ ba : ta có thể thấy rõ nhất chính là hậu quả mà Thế chiến thứ II để lại vô cùng nặng nề đối với nhân loại . Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết ,90 triệu người bị tàn phế .Nhiều thành phố ,làng mạc và hàng loạt cơ sở kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.

=> Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người.

31 tháng 3 2016

* Những sự kiện tiêu biểu của chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương:

- Tháng 9-1940, Nhật tiến vào Đông Dương, quan hệ Mĩ - Nhật căng thẳng.

- Ngày 7-12-1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Mĩ), Mĩ tuyên chiến, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Từ tháng 12-1941, Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á, bành trướng khu vực Thái Bình Dương; Nhật chiếm Mã lai, Thái Lan, Singapo, Philippin, Miến Điện, Inđônêxia nhiều đảo ở Thái Bình Dương...

- Từ tháng 4-1942, Nhật đánh chiếm hầu hết các đảo Tân Ghi-nê, uy hiếp Ô-xtray-li-a.... Tháng 8-1942, quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Gu-a-đa-ca-nan tạo ra bước ngoặt ở mặt trận này, Mĩ chuyển sang phản công lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. Từ 1944, liên quân Anh - Ấn, Mĩ - Hoa, tấn công đánh chiếm Miến Điện, Philippin, uy hiếp các thành phố lớn của Nhật bằng không quân.

- ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản) làm 140 nghìn người chết.

- Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông  (gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu).

- Ngyaf 9-8-1945. Mĩ ném bom nguyên tử thứ hai xuống thành bố Nagaxaki (Nhật) giết chết 70 nghìn người.

- Ngày 15-8-1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

* Sự kiện tác động mạnh mẽ đến tình hình chiến tranh

- Ngày 7-12-1941 Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng (Ha-oai)

- Nhật bản tấn công mĩ tại Trân Châu cảng đã buộc Mĩ phải tham chiến. Việc Mĩ tham chiến cùng với Liên Xô từ tháng 6-1941 đã chính thức làm cho cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Chính phủ Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1-1-1942 tại Oa sinh tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã kí tuyên ngôn Liên hợp quốc, tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình, từ đó khối đồng minh chống phát xít thành lập.

- Sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình thế giới.

 

8 tháng 9 2019

Tháng 1-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn-sê-vich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - được gọi là Cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua “Sắc lệnh hòa bình”, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh.

=> Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước Xô viết được thành lập đã đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới, sau đó Nga rút khỏi cuộc chiến. Lần đầu tiên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng vô sản) được thực hiện thắng lợi. Lần đầu tiên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở đế quốc Nga. Nga rời khỏi chiến tranh đế quốc bằng việc kí Hòa ước Bret Litốp đã làm cho cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi.

Đáp án cần chọn là: D

10 tháng 4 2019

* Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

b. Phát biểu ý kiến về nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”

* Phát biểu ý kiến:

“Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác.

* Chứng minh nhận định

- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc:

+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.

+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.