K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2020

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này thường kí hiệu theo tiếng Anh là S/V, trong đó S là diện tích bề mặt tế bào, còn V là thể tích tế bào. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn.

29 tháng 1 2018

Lời giải: 

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp:

- Tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

-  Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.

Đáp án cần chọn là: D

23 tháng 3 2023

Do tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (khoảng 1µm – 5µm) nên tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/thể tích) lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Nhờ đó, tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn.

16 tháng 7 2017

   Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:

    - Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

    - Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.

19 tháng 4 2017

Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại nhiều ưu thế cho tế bào vi khuẩn.
- Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.
- Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.
- Tỉ lệ s/v (diện tích/thể tích) lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.

16 tháng 6 2017

Lời giải:

Kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V nhỏ giúp vi khuẩn hạn chế mất năng lượng khi hoạt động.

Đáp án cần chọn là: B

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.d. Vi khuẩn là những loài sinh...
Đọc tiếp

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

1
23 tháng 3 2023

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

Đúng. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân) nên được gọi là nhân sơ và chỉ có một bào quan là ribosome.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

Sai. Vi khuẩn là vi sinh vật những là tế bào nhân sơ.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Đúng. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất cấu tạo nên thế giới sống.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

Đúng. Mỗi tế bào vi khuẩn là một cơ thể vi khuẩn.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

Sai. Có những tế bào thiếu một trong các thành phần đó như tế bào hồng cầu thiếu nhân; tế bào vi khuẩn không có lưới nội chất,...

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

Đúng. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là màng tế bào; tế bào chất và vùng nhân, trong đồ tế bào chất chứa ribosome là bào quan duy nhất.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

Sai. Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ và tế bào nhân sơ chỉ có ribosome là bào quan duy nhất.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

Đúng. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein), còn thành tế bào nấm là chitin.

28 tháng 12 2021

Tham khảo!

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

28 tháng 12 2021

Tham khảo

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

14 tháng 12 2016

1, 2 * Hiện tượng:

Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên => Vỡ Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào

* Giải thích:

- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.

3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.

4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng

12 tháng 12 2016

=))))